Người dân đổ xăng tại một cây xăng ở quận Phú Nhuận, TP.HCM sau khi điều chỉnh giá chiều 21-2 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Nghị định mới đã cho phép trong trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp theo khoản 27, điều 1 của nghị định 95.
"Giá như dịp Tết vừa qua hoặc dịp lễ khác, chúng ta đưa ra giải pháp chủ động, linh hoạt, khôn khéo hơn là giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá để bình ổn giá trong dịp này. Ví dụ chi quỹ bình ổn giá để bù đắp phần chênh lệch giữa giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành, giúp doanh nghiệp kinh doanh bình thường thì thị trường sẽ không có những diễn biến bất ổn như vừa qua", ông Thỏa nêu quan điểm.
Về lâu dài, muốn cải cách thị trường xăng dầu theo hướng thị trường thực chất thì cần phải sửa đổi nghị định 95, trong đó giảm hoặc xóa bỏ chu kỳ điều hành giá (theo nghị định 95 là ngày 1, 11, 21 hằng tháng).
"Khi yếu tố hình thành giá thay đổi thì phải thay đổi giá, thậm chí điều chỉnh hằng ngày, bám sát giá thị trường thế giới như các nước vận hành theo cơ chế thị trường đang làm. Do đó, không nên giữ tư duy điều chỉnh giá theo chu kỳ, kể cả là 3 - 5 ngày/lần", ông Thỏa nói.
Ông Thỏa phân tích, việc điều hành xăng dầu theo chu kỳ sẽ dẫn tới hai bất cập: luôn lệch pha với thị trường thế giới và tình trạng đầu cơ, găm hàng chờ giá lên (khi giá thế giới tăng), hoặc câu kết "chạy giá" giảm, thông qua các hành vi xả hàng gấp, gửi hàng ở những đơn vị tiêu thụ trước khi giá giảm... sẽ làm rối loạn thị trường.
Đồng tình, ông Bùi Ngọc Bảo, quyền chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, cũng phân tích, hiện giá xăng dầu trong nước đang chịu sức ép rất lớn do tác động của giá thế giới, không tăng thì doanh nghiệp thua thiệt, mà tăng thì người dân chịu gánh nặng lớn, trong khi điều hành theo chu kỳ như nghị định 95 đã có bước tiến (rút xuống từ 15 ngày còn 10 ngày) cũng không tránh khỏi bất cập như thời gian điều hành vừa qua.
Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn phải có trách nhiệm xã hội
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, trước đây khi xăng đầy bể, không tiêu thụ được, các nhà máy lọc hóa dầu kêu gọi giảm - không nhập dầu thô trong khi giá nhập khẩu rất rẻ, nếu nhập thì có lợi nhiều cho người dân. Còn hiện tại, chỉ với lý do kêu lỗ rồi làm mình làm mẩy, ngưng sản xuất, đẩy khó cho việc nhập khẩu xăng dầu với các doanh nghiệp phân phối, vì để mua được phải có hợp đồng, đấu thầu mất tối thiểu 1 - 2 tháng. Chưa kể, đã là doanh nghiệp phải công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh với thành phần khác.
Vì thế, cần đề nghị doanh nghiệp này phải có trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trường hợp tương tự ở nhiều nước, người tiêu dùng có thể sẵn sàng tẩy chay, không sử dụng sản phẩm nên với Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cần có thái độ cương quyết, cứng rắn hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận