Phóng to |
Nhà sử học Lê Văn Lan phát biểu góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 - Ảnh: HOÀNG LONG |
Bên cạnh đó, các ý kiến còn đề nghị bổ sung vào dự thảo nội dung: “Nhà nước đảm bảo điều kiện để MTTQ VN hoạt động...” thay vì chỉ quy định “Nhà nước tạo điều kiện...”.
“Dân chủ là chìa khóa...”
GS Lưu Văn Đạt - chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật của MTTQ VN - nói: Về chế định dân chủ thì tư tưởng của Hồ Chủ tịch đã thể hiện rõ khi làm Hiến pháp 1946. Bác nói dân chủ là chìa khóa của mọi vấn đề, mà Bác nói rất đơn giản “dân chủ tức là dân làm chủ”, là địa vị của nhân dân được đặt lên cao nhất. “Tôi đọc điều 6 dự thảo thấy viết rằng nhân dân thực hiện quyền làm chủ bằng các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Dân chủ đại diện thì chúng ta đã làm quen, mặc dù còn nhiều bất cập. Nhưng dân chủ trực tiếp thì sẽ được thực hiện bằng những hình thức gì? Dự thảo có quy định là Nhà nước tạo điều kiện. Tôi cho rằng Nhà nước không chỉ tạo điều kiện mà phải bảo đảm bằng pháp luật để thực hiện các quyền của người dân” - ông Đạt nói.
Vị luật gia nay đã 95 tuổi đề nghị thêm: “Cần ghi rõ Nhà nước tạo điều kiện và bảo đảm bằng luật để người dân tham gia quản lý xã hội, thực hiện quyền giám sát và phản biện. Trưng cầu ý dân cần được làm rõ, đó là quyền của người dân, vì dân làm chủ thì dân phải quyết những việc lớn của đất nước. Hiến pháp phải quy định rõ những vấn đề cần được trưng cầu ý dân, mà trước hết phải quy định rõ quyền phúc quyết của dân đối với Hiến pháp”. GS Đạt cho rằng tư tưởng trọng dân phải được thể hiện ngay cả trong quy định về sự lãnh đạo của Đảng: Đảng lãnh đạo bằng phương thức nào, chịu trách nhiệm ra sao, nhân dân giám sát Đảng thế nào? Phải thể chế hóa tất cả vấn đề này bằng các văn bản pháp luật.
Nhiều đại biểu đồng tình với lập luận của GS Đạt. Ông Lù Văn Que - chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân tộc của MTTQ VN - nói: “Việc gì dân trực tiếp làm được thì phải để dân làm. Càng mở rộng dân chủ trực tiếp bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Hiến pháp phải liệt kê rõ những quyền dân chủ trực tiếp của người dân, ví dụ quyền làm Hiến pháp, quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội... Điều 30 quy định trưng cầu ý dân nhưng lại trao cho Quốc hội quyết định. Vậy thì người dân rất khó thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của mình, bởi quyền nằm hết ở Quốc hội, dân không rõ khi nào và việc gì thì mình được biểu quyết, trong khi đây lại là quyền của dân. Tôi đề nghị Hiến pháp phải do dân phúc quyết, chứ không phải việc phúc quyết của dân lại do Quốc hội quyết định”.
Đại đoàn kết phải đặt cao nhất
Hòa thượng Thích Gia Quang - phó chủ tịch Hội đồng trị sự trung ương Giáo hội Phật giáo VN - đề nghị dự thảo Hiến pháp không nên ghi “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”, bởi vì như vậy có thể gây sự hiểu nhầm về đối xử bất bình đẳng giữa các thành phần trong nhân dân. “Cần ghi rõ nền tảng là đại đoàn kết toàn dân tộc” - hòa thượng Quang đề nghị. Ông cũng đề nghị bổ sung quy định “không ai được xúc phạm, kỳ thị đến niềm tin, lý tưởng, giáo lý của các tôn giáo đang hoạt động hợp pháp. Các tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau, không vì lý do gì mà gây chia rẽ trong cộng đồng dân tộc”.
Cho rằng dự thảo chưa quy định rõ chiến lược về vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc, ông Lù Văn Que kiến nghị bổ sung nội dung: “Đoàn kết dân tộc là chìa khóa để ổn định và phát triển đất nước; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, bình đẳng giữa các dân tộc, cấm tư tưởng dân tộc hẹp hòi...”.
_____________
Xem thêm:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận