08/06/2014 09:25 GMT+7

Phải để ngư dân chọn tàu của mình

VIỄN SỰ - PHẠM VŨ
VIỄN SỰ - PHẠM VŨ

TT - Đó là tiếng nói của các nhà khoa học, các chuyên gia về hàng hải và cả đại diện ngư dân tại buổi tọa đàm khoa học “Đóng tàu vỏ thép cho ngư dân”, do Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM phối hợp với Trường ĐH GTVT TP.HCM tổ chức sáng 7-6.

4DuYq55Z.jpg
Tàu cá vỏ thép đầu tiên của ngư dân Quảng Ngãi vừa đóng xong và đã ra khơi chuyến đầu tiên - Ảnh: Võ Minh

Buổi tọa đàm được tổ chức ngay sau khi Chính phủ có chủ trương hỗ trợ 30.000 tỉ đồng để đóng tàu vỏ thép cho ngư dân. “30.000 tỉ đồng hay hơn nữa đều là thuế của dân, mà thu của dân thì đầu tư cho dân phải hiệu quả. Không ai được áp đặt mà chính ngư dân phải được quyền chọn cho mình con tàu họ muốn” - chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm - nguyên phó tham mưu trưởng Quân chủng hải quân, chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM - nói.

“Chỉ thích tàu ít hao dầu”

* TSNGUYỄN HỮU NGUYÊN (Trung tâm nghiên cứu chiến lược và chính sách quốc gia, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM):

Tránh lặp lại vết xe đổ

Chúng ta hãy ghi nhớ đề xuất của ngư dân là các nhà thiết kế hãy ra biển, hãy ngồi với ngư dân bàn chuyện đóng tàu. Chúng ta từng có một chương trình đánh bắt xa bờ với nhiều con tàu công suất lớn phải nằm bờ. Một dự án trợ giá cho xe buýt nhưng không tăng được số người đi lẫn chất lượng xe buýt. Nếu làm không khéo thì gói 30.000 tỉ đồng này sẽ lặp lại vết xe đổ ấy. Không phải có tiền là làm gì cũng được.

Mộc mạc và thẳng đuột, ngư dân Phạm Non, cũng là một chủ xưởng đóng tàu ở Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), đã nói vậy trước các nhà khoa học, đơn vị đang được giao nghiên cứu đóng tàu cho ngư dân. Lý do? “Ngư dân chỉ quan tâm tàu nào đi biển chạy ít dầu nhất, rẻ nhất là chọn” - ông Phạm Non nói. Số đông vỗ tay rất to tán thưởng.

Được hưởng ứng, ông Non nói tiếp ngư dân không bao giờ thích bị người khác ấn vào tay mình một con tàu mà từ máy móc, thiết kế đến phương tiện đánh bắt đều không phải do mình chọn lựa, mua cái gì là tự ngư dân mua, chứ mua rồi ấn vô tay ngư dân là người ta không thích. Và ngay lập tức ông Non đưa ra những bất cập ngay từ những mẫu tàu cá mà Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) trực thuộc Vinashin vừa “chào hàng” tại buổi tọa đàm. Đó là hộp số của các mẫu tàu cá do SBIC thiết kế chỉ có 4.1, trong khi ngư dân cần hộp số to hơn là 5.1. Sau nữa, ngư dân quen xài máy Hino chạy tiết kiệm nhiên liệu, trong khi tàu do SBIC thiết kế xài máy của một hãng máy chuyên về xây dựng, quá xa lạ với ngư dân...

Ngư dân tự tính từ cái bulông

Ông Phạm Ngọc Hòe - nguyên tổng giám đốc Tổng công ty hải sản Biển Đông - nói ngư dân khi đóng một con tàu là cả gia đình nằm lăn dưới sàn tàu tính từng cái bulông, nên Nhà nước không thể lấy một con tàu chung chung rồi ấn vô tay ngư dân. “Phải đóng tàu theo từng hợp đồng với ngư dân, tất nhiên cần tư vấn cho dân. Chứ không thể áp đặt mẫu cho ngư dân. Nếu không, một là nơi đóng tàu phá sản, hai là ngư dân phá sản” - ông Hòe nói.

Góp ý với SBIC về những mẫu tàu lưới vây, lưới kéo, lưới rê... mà đơn vị này vừa thiết kế đem đến giới thiệu, ông Phạm Ngọc Hòe cũng đồng tình với ngư dân Phạm Non và tiếp tục chỉ ra nhiều điểm chưa ổn. Cụ thể, ông Hòe cho rằng không nên đóng tàu lưới kéo vì hủy hoại môi trường, hình thức đánh bắt này đã bị Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc cấm. Đồng thời, theo ông Hòe, các mẫu tàu còn chung chung, trên tàu chưa có sơ đồ khai thác cụ thể. Ông Hòe cho rằng thiết kế tàu cá phải hiểu sâu sắc về nghề khai thác, khi thiết kế phải có sự tư vấn của kỹ sư khai thác để sát với thực tế ngư dân cần.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

VIỄN SỰ - PHẠM VŨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên