Tuy nhiên, đây là con dao hai lưỡi mà nếu không sử dụng khéo, các doanh nghiệp sẽ có ngày “đứt tay” do người tiêu dùng nghĩ là mình bị lừa dối và tẩy chay thương hiệu. Về phía quản lý nhà nước, cần yêu cầu nhà sản xuất ghi rõ sản phẩm của công ty nào, ở đâu. Ví dụ trong trường hợp của Blacker, cần ghi rõ là sản phẩm của Công ty Lê Sơn, VN. Ngoài ra, để ngăn ngừa việc “đánh lận con đen”, nhà nước cần tăng cường công tác quản lý và có những biện pháp chế tài nếu doanh nghiệp cố tình vi phạm. Một quy định rõ ràng về yêu cầu ghi nhãn hàng hóa trong nước và nhãn hàng hóa nhập khẩu sẽ giúp người tiêu dùng dễ nhận biết và tránh những cái bẫy mà doanh nghiệp đã tạo ra.
* Theo tôi, đây là một trong những nguyên nhân đẩy giá cả những mặt hàng này lên cao. Thực chất một sản phẩm sản xuất ở Trung Quốc sẽ không có giá bán như thế, nhưng khi các công ty nhập về đã ghi xuất xứ ở nơi khác và đẩy giá lên cao trong khi chất lượng lại không như ý muốn. Tôi nghĩ Chính phủ phải có biện pháp mạnh tay với các loại sản phẩm như trên, tại sao các nước khác họ làm được nhưng nước ta thì không? Đặc biệt, nếu phát hiện những lô hàng nào được nhập về bán ra ngoài thị trường nhưng không ghi đúng nhãn mác theo hóa đơn nhập khẩu, Chính phủ phải dùng biện pháp tịch thu các mặt hàng đó. Đây là một trong những cách làm các doanh nghiệp phải trung thực hơn đối với các sản phẩm họ đưa ra thị trường.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận