Bộ Kế hoạch - đầu tư (KHĐT) vừa hoàn thiện dự thảo nghị định của Chính phủ về phân loại doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Theo đó, các DNNN sau thuộc diện phải cổ phần hóa mà Nhà nước sẽ nắm 75% cổ phần trở lên: doanh nghiệp quản lý cảng hàng không, sân bay; khai thác than, bôxit, quặng sắt, đồng…; khai thác chế biến dầu khí tự nhiên; cung cấp hạ tầng mạng thông tin truyền thông; bán buôn xăng dầu…
Phóng to |
Theo dự thảo nghị định của Chính phủ về phân loại doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước chỉ nắm 75% cổ phần các doanh xăng dầu - Ảnh: Thuận Thắng |
Các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa Nhà nước chỉ nắm giữ 65-75% vốn cổ phần gồm: doanh nghiệp đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế như nhà máy điện trên 500MW, bán buôn lương thực…
Những doanh nghiệp phải cổ phần hóa mà Nhà nước chỉ nắm 50-65% cổ phần gồm: thoát nước đô thị; vệ sinh môi trường, chiếu sáng đô thị; bán buôn thuốc phòng chữa bệnh; đóng mới sửa chữa phương tiện vận tải đường không; trồng và chế biến cao su, cà phê; vận tải đường biển quốc tế, vận tải đường sắt và đường không; tài chính, tín dụng…
Đặc biệt, dự thảo nghị định nêu rõ Nhà nước sẽ nắm 100% vốn tại những doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh; đóng tại các địa bàn chiến lược, vùng sâu kết hợp kinh tế quốc phòng; truyền tải hệ thống điện quốc gia; quản lý khai thác đường sắt quốc gia, đô thị; điều hành bay; in đúc tiền; sản xuất nội dung phát thanh, truyền hình, báo chí…
Theo một số chuyên gia, nếu theo quy định trên, rất nhiều tập đoàn, tổng công ty như dầu khí, cao su, cà phê, các ngân hàng thương mại… Nhà nước sẽ chỉ nắm 50-75% cổ phần, còn lại sẽ bán ra thị trường. Điều này tạo cơ hội thay đổi quản trị, nâng cao hiệu quả các DNNN.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận