Phóng to |
Ông Nguyễn Đăng Vang - Ảnh: Q.T. |
- Trong bảy, tám năm nay, hầu như năm nào cũng có thảo luận liên quan đến chất Ractopamine. Trên thế giới hiện có 26 nước cho phép sử dụng Ractopamine trong thức ăn chăn nuôi, đây là các quốc gia có trình độ quản lý cao, họ đảm bảo quản lý được trước khi giết mổ một thời gian thì vật nuôi được ngừng cho ăn thức ăn có chất kích thích tạo nạc Ractopamine để heo có điều kiện thải hồi chất này.
"Trong vụ melamine có doanh nghiệp đã thiệt hại 43,5 tỉ đồng chỉ trong một năm, đối với vụ thịt heo siêu nạc thì thời gian qua người chăn nuôi bị thiệt hại 2.000-3.000 tỉ đồng, không có biện pháp trừng phạt nào mạnh mẽ hơn thế" |
- Bộ Y tế có vai trò ban hành ngưỡng an toàn cho sức khỏe để kiểm soát thịt nhập khẩu, nếu thịt nhập khẩu có Ractopamine vượt ngưỡng đó thì phải tái xuất. Như tôi đã nói, hiện có tới 26 nước cho phép sử dụng chất này, trong đó có cả Mỹ, Canada và Hàn Quốc. Tuy nhiên, mới đây đại diện Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề xuất Bộ Y tế loại Ractopamine khỏi danh sách được tồn dư trong thịt. Tôi thấy đề xuất đó là phù hợp. Bởi trong thời điểm hiện nay việc quản lý an toàn thực phẩm của chúng ta có thể nói là chưa được như mong muốn, không thể kiểm soát chặt chẽ như Mỹ hay Hàn Quốc.
* Vụ thức ăn chứa chất tạo nạc vừa rồi khiến người dân càng lo ngại về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều năm quản lý ngành chăn nuôi, ông thấy họ lo có chính đáng?
- Theo quy định, hiện có sáu phòng thử nghiệm được bộ quản lý chuyên ngành chỉ định được kiểm nghiệm chất kích thích tạo nạc trong thức ăn chăn nuôi, trong đó có hai phòng ở Hà Nội, bốn ở TP.HCM. Kiểm tra thịt, thức ăn chăn nuôi định tính để sàng lọc thì cứ 100 mẫu đưa vào có 50 mẫu dương tính; đem 50 mẫu dương tính kiểm tra định lượng có sáu mẫu dương tính, như vậy có những mẫu dương tính giả khi kiểm tra định tính. Nếu đem kết quả định tính ra công bố thì không đúng, không chính xác. Vừa qua chúng ta không làm đúng bài bản khi mới có định tính đã công bố rồi, làm người dân hoang mang. Kết quả từ các địa phương, các vùng phụ cận cung cấp thịt cho Hà Nội và TP.HCM phát hiện chất kích thích tạo nạc mức 2-6% số mẫu.
Nói đến an toàn con người, người dân có lý khi lo lắng trong thực phẩm có những yếu tố độc hại. Tuy nhiên thực tế cho thấy loại heo nuôi bằng thức ăn thông thường không chứa chất kích thích tạo nạc chiếm đến 60% lượng thịt đưa ra thị trường cũng bị người tiêu dùng từ chối là điều rất đáng tiếc.
* Năm 2005-2006 từng có hiện tượng thức ăn kích thích tạo nạc tồn dư trên thịt, 2011-2012 lại có hiện tượng này. Quy định hiện hành cho phép tự do nhập thức ăn chăn nuôi trong danh mục có phải là kẽ hở cho doanh nghiệp không, thưa ông?
- Cho nhập tự do hàng trong danh mục là tích cực, thông thoáng nhưng thường bị lạm dụng. Tôi cho rằng phải phân loại doanh nghiệp, doanh nghiệp uy tín thì thỉnh thoảng lấy mẫu hậu kiểm, còn doanh nghiệp mới, chưa có thương hiệu thì mẻ nào cũng kiểm tra, phân tích, xin phép. Mặt khác phải xem nguồn gốc hàng hóa ở đâu? Xuất xứ hàng ở những nước có nguy cơ cao cũng nên hậu kiểm ngẫu nhiên với tần suất nhiều hơn, vài lần nhập khẩu có một lần kiểm tra, phân tích.
* Mới đây một giáo sư nói đại khái "dân ăn gì cũng sợ". Như gia đình mình, ông có dám mua thực phẩm từ nguồn thông thường?
- Trong ba năm qua, vấn đề vệ sinh thực phẩm đã được cảnh báo mạnh mẽ hơn, sau đó lại có Luật an toàn thực phẩm, phòng thử nghiệm được đầu tư mạnh, đầu tư chung cho an toàn thực phẩm gấp ba so với trước, cán bộ thanh tra cũng được tăng cường. Tôi cho rằng tình hình đã khả quan hơn.
* Nhưng vì sao những sự cố an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn liên tiếp xảy ra. Năm 2011 người dân rất lo chất tạo đục trong nước giải khát, kẹo bánh. Năm nay lo thịt siêu nạc. Ðiều đó có chứng tỏ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tiếp tục đáng lo ngại?
- Ðó là những rủi ro, ngay cả các nước có trình độ quản lý cao như Anh cũng từng có vụ bò điên, ở Canada có vụ chết người vì phomát nhiễm khuẩn. Quan trọng là quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm phải luôn được chú trọng. Các nước sử dụng 20 USD/người/năm cho nhân lực và thiết bị kiểm tra thực phẩm. VN trước đây có 780 đồng/người/năm, nay tăng lên được khoảng 3.000 đồng, chưa thấm vào đâu so với họ nên rủi ro vẫn có thể xảy ra, có điều là không thường xuyên.
* Hiện đang có tới ba bộ quản lý miếng ăn của người dân. Ba bộ mà tình hình thực phẩm vẫn nhiều "rủi ro" như ông nói...
- Hiện ba bộ tham gia quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng trước có tới bảy bộ mà trách nhiệm không rõ, nên khi xảy ra vụ việc cụ thể không biết trách nhiệm của ai là chính. Nay thì trách nhiệm rõ, như vụ thịt siêu nạc này là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Khi đời sống cao hơn, yêu cầu của người dân về thực phẩm tử tế cũng cao hơn. Và tất cả vụ việc vừa qua, vai trò của cơ quan thông tin rất quan trọng.
PGS.TS Phan Thị Sửu (Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN): Ractopamine làm rối loạn nhịp tim... Ractopamine thuộc nhóm hormone dẫn chất của axit amin, tác dụng trên heo là tăng tốc độ tăng trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng mô cơ xương, giảm mô mỡ. Ractopamine tăng hiệu quả sử dụng thức ăn 5-15%, tăng nạc 2-5%, đặc biệt là tỉ lệ thịt đùi tăng đến 10,7%. Những biểu hiện khi ăn thịt siêu nạc có Ractopamine cũng như Salbutamol và Clenbuterol là lo lắng bất an, rối loạn nhịp tim, ù tai, tim đập nhanh, cơ mặt và các chi run rõ rệt, đau cơ, buồn nôn. |
LAN ANH thực hiện
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận