TTCT - Ngay trong những buổi tập đầu tiên dưới cương vị HLV trưởng tuyển Việt Nam, "Phù thủy trắng" Philippe Troussier đã gây tranh cãi. Đó là việc ông tiến hành các buổi tập luyện vào buổi tối, thậm chí kéo dài tới gần nửa đêm. Nhiều học trò của chiến lược gia người Pháp phải than trời, còn giới chuyên môn cũng không khỏi ngạc nhiên.HLV Philippe Troussier trong buổi tập của đội U23 Việt Nam. Ảnh: HỮU TẤNTranh cãi vì ông TroussierMột cầu thủ đội tuyển Việt Nam (giấu tên) chia sẻ: "Không thể phủ nhận ông Philippe Troussier là HLV đẳng cấp và sẽ giúp bóng đá Việt Nam học hỏi thêm được nhiều". "Tuy nhiên, việc ông ấy cho tập luyện vào buổi tối sẽ khiến giờ sinh hoạt của cầu thủ bị gãy bởi đó là thời gian tốt nhất cho cầu thủ nghỉ ngơi. Làm sao mà tập trưa xong, ăn ngủ nghỉ chán chê đến 19h - 20h mới ra sân tập tiếp". "Chưa kể tập giờ muộn vậy cầu thủ cũng mất bớt thời gian ngủ. Bởi cầu thủ khi tập xong về phải tắm rửa, ăn nhẹ, đi ngủ chắc cũng 1h sáng rồi. May mà đội tuyển Việt Nam không tập trung nhiều trong năm nay, do chỉ có vòng loại World Cup 2026".Thông thường, việc thay đổi hoàn toàn phương thức, giáo án tập luyện luôn tạo ra những làn sóng tranh cãi trong tập thể. Tập luyện vào buổi tối vốn thường chỉ dành cho cầu thủ trẻ, chủ yếu vì ban ngày họ phải dành thời gian cho việc học. Còn với những cầu thủ chuyên nghiệp, thông thường các buổi tập sáng diễn ra từ 9h đến 11h và buổi chiều từ 16h đến 18h30. Chuyện các tuyển thủ quốc gia nghĩ ngợi vì lịch tập luyện quá lạ lùng của ông Troussier là có thể hiểu được.Nhưng mặt khác, giới chuyên môn cũng không ít người ủng hộ chiến lược gia người Pháp. HLV trưởng Mauro Jeronimo (PVF - Công An Nhân Dân) - người từng là cộng sự với HLV Troussier ở PVF trước đây - chia sẻ: "Thời tiết Hà Nội mùa nóng khá oi bức. Bạn không thể đưa cầu thủ ra sân tập lúc 15 - 16h trong bối cảnh nhiệt độ lên đến 37 - 40oC được. Tập như vậy khó nâng cao giới hạn cùng sức chịu đựng của cầu thủ"."HLV Troussier rất muốn buổi tập hoàn hảo và đòi hỏi cường độ cao từ thể chất đến chiến thuật. Với đòi hỏi như vậy, cầu thủ chẳng thể nào phát huy nếu tập trong điều kiện nóng nực. Vì thế, ông thường có thói quen chọn tập luyện khi trời bước vào buổi tối". "Lúc đó, thời tiết đã mát hơn, các cầu thủ cũng ở trạng thái tốt nhất và họ sẽ thể hiện được đúng những gì mà HLV Troussier mong muốn. Cá nhân tôi thích tập buổi sáng hơn. Cầu thủ ngủ đủ 8 tiếng rồi, nên buổi sáng sẽ có nhiều năng lượng hơn cho buổi tập. Nhưng mỗi HLV có triết lý khác nhau. Thời tiết là điều tác động mạnh cho quyết định của HLV tập vào thời gian nào".HLV Nguyễn Quốc Trung (PVF - Công An Nhân Dân) - trợ lý gắn bó với HLV Troussier từ khi còn ở PVF cho đến đội tuyển U19 Việt Nam - chia sẻ: "Nhiều người sẽ cho rằng tập ở khung giờ tối muộn sẽ không phù hợp với cầu thủ Việt Nam. Có thể nhiều cầu thủ chưa quen và không thích khung giờ tập tối của HLV Troussier. Bản thân chúng tôi thời gian đầu làm chung với HLV Troussier cũng cảm thấy khó chịu". "Nhưng qua thời gian làm việc cùng nhau, tôi thấy tập ở khung giờ tối muộn sẽ giúp cầu thủ rất tập trung, trọng tâm bài tập hay triết lý thi đấu mà HLV Troussier đưa ra thì cầu thủ tiếp thu rất nhanh".Cần phá cách để đột pháTrên bình diện bóng đá thế giới, những hình thức tập luyện phá cách như vậy vốn không xa lạ. Khoảng 10 năm trước, truyền thông châu Âu từng rất tò mò khi chứng kiến buổi tập của các cầu thủ Nhật Bản. Các phóng viên ảnh khi đó ghi nhận nhiều hình ảnh lạ lùng, như việc một số cầu thủ bị buộc dây vào khung gỗ, một số khác lại bước trên những lớp cao su đàn hồi, một số khác nữa còn buộc bánh xe vào sau lưng khi chạy…"Nhật Bản đang huấn luyện cái quái gì vậy?" - nhật báo Telegraph của Anh, vốn quen với văn phong nghiêm túc, giật tít. "Những cầu thủ của Nhật dường như đang được huấn luyện để thi người khỏe nhất thế giới". Nhiều tờ báo phương Tây bình luận với giọng điệu trào phúng về đội Nhật Bản khi thấy ban huấn luyện của họ dành nhiều thời gian cho việc tập luyện lạ lùng này.Nhưng sau đó không lâu, các chuyên gia khoa học thể thao bắt đầu lý giải rõ hơn. Theo đó, việc buộc người cầu thủ vào bánh xe hoặc khung gỗ đơn giản nhằm cải thiện sức mạnh cho cầu thủ khi họ bứt tốc. Với những cầu thủ châu Á - vốn thường bị các đối thủ phương Tây vượt qua chỉ bằng một pha tì đè đơn giản, việc cải thiện sức mạnh như vậy là cần thiết. Còn tập thăng bằng trên lớp cao su là để giúp tăng sức mạnh của các cơ lõi (quanh thân và xương chậu) - điều rất quan trọng với các động tác xoay người, tăng tốc.Ngày nay, những bài tập này không còn xa lạ với làng bóng đá thế giới nữa, dù không phải lúc nào cũng phổ biến. Kết quả cho thấy các cầu thủ Nhật giờ sẵn sàng đánh bại những đối thủ cao to hơn họ ở châu Âu hay Nam Mỹ.Một hình thức tập luyện lạ lẫm nữa, đi ngược nguyên tắc truyền thống, là những buổi tập "bóng tối" và "im lặng". Theo đó, cầu thủ phải tập luyện vào buổi tối với ánh đèn giảm đi một nửa. Theo phân tích, việc hạn chế tầm nhìn như vậy giúp cải thiện tư duy chơi bóng, buộc cầu thủ phải lắng nghe đồng đội nhiều hơn. Những buổi tập im lặng thì ngược lại, buộc cầu thủ không được lên tiếng, giúp cải thiện khả năng quan sát.Chuyên gia của Planet Training, một chuyên trang phân tích khoa học thể thao, nhận xét: "Những phương pháp huấn luyện này xuất phát từ bóng rổ, một lần nữa cho thấy ích lợi của việc luyện tập bổ trợ thông qua những môn thể thao khác. Tất cả đều nhằm giúp cầu thủ tận dụng tối đa các giác quan, và cải thiện khả năng tư duy. Mọi HLV sẽ đi đến giai đoạn gọi là "bức tường" của họ. Đó là khi tất cả các bài tập đều đã vào khuôn khổ, và cứ lặp đi lặp lại như vậy. Cầu thủ sẽ mắc lỗi và không cách nào cải thiện được. Khi đó, HLV cần phải điều chỉnh phương pháp huấn luyện".Có sự khác biệt đáng kể giữa bóng đá và những môn thể thao cơ bản như điền kinh hay bơi lội - nơi việc ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi của VĐV ngày càng được cố định trong những công thức khoa học tối ưu. Với bóng đá, sự phá cách tồn tại từ sân bóng, sa bàn chiến thuật, cho đến cả công thức tập luyện, là chuyện rất thường tình để hướng tới thành công.■ Không có vấn đề gì…Hậu vệ Phan Tuấn Tài (đội tuyển U22 Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 32): "Trước đây, tôi hay các bạn đều tập ở khung giờ tối muộn dưới thời HLV Philippe Troussier ở đội U19 Việt Nam. Do đó, chúng tôi đã quen chuyện tập vào giờ tối và không bị ảnh hưởng lớn. Trước buổi tập khoảng 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng, đội cũng đã ăn nhẹ. Sau buổi tập, bạn nào đói có thể ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Ban huấn luyện cũng có tính toán để các cầu thủ không bị mệt mỏi, thiếu ngủ với việc tập ở khung giờ này". Tags: Bóng đá Việt NamPhilippe Troussier tập thể dục nửa đêmĐội tuyển Việt NamThể lựcRèn luyện thể lực
200 y bác sĩ ở TP.HCM xuyên đêm ghép tạng cứu 4 người TTXVN 26/01/2025 Những ngày cận Tết bận rộn, hơn 200 y bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã chạy đua lấy và ghép tạng cho 4 bệnh nhân từ một người hiến chết não.
VietinBank rao bán những khoản nợ xấu 'lạ lùng' BÌNH KHÁNH 26/01/2025 Cuối năm, VietinBank bỗng rao bán nhiều khoản nợ “lạ”. Một khách hàng của VietinBank vay tiêu dùng với giá trị ghi nợ gồm cả gốc, lãi, lãi phạt hơn 260.000 đồng nhưng không thanh toán, để trở thành nợ xấu.
Vụ sầu riêng gặp khó xuất khẩu sang Trung Quốc: Tuyệt đối không sử dụng vàng O để sơ chế CHÍ TUỆ 26/01/2025 Dù có 7 trung tâm xét nghiệm chất vàng O được Trung Quốc công nhận nhưng để xuất khẩu sầu riêng được thuận lợi thì các doanh nghiệp tuyệt đối không sử dụng chất vàng O để sơ chế, đóng gói.
Vụ nam thanh niên hít xà đơn trên metro số 1: Công ty Đường sắt đô thị đề nghị công an vào cuộc CHÂU TUẤN 26/01/2025 Những ngày qua mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên hít xà đơn phản cảm trên chuyến tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ngày 26-1, công ty vận hành đề nghị công an vào cuộc.