TTCT - Có một tiến sĩ Đức chọn Việt Nam là nơi “ở rể” và Sài Gòn là nơi làm việc cho nghệ thuật. Đó là câu chuyện về ông viện trưởng Viện Goethe ở TP.HCM Paul Weinig. Ông Paul Weinig với họa sĩ Nguyễn Thế Sơn trong ngày triển lãm - Ảnh do họa sĩ Nguyễn Thế Sơn cung cấpMột người nước ngoài bước lên bục diễn của Nhạc viện TP.HCM, nói bằng tiếng Việt: “Chào mừng bạn đến với Cracking Bamboo lần thứ 3”. Mái tóc vàng và giọng tiếng Việt lơ lớ ấy của tiến sĩ Paul Weinig thật ra đã rất quen với khán giả ở TP.HCM sau hàng chục chương trình nghệ thuật của Viện Goethe tại đây suốt bốn năm qua.Paul Weinig làm viện trưởng Viện Goethe ở TP.HCM từ năm 2008, nơi khi ấy với ông rất xa lạ, dù ông đã làm việc với nghệ sĩ ở Hà Nội từ năm 2002, hơn nữa còn kết hôn với một cô gái Hà Nội. Nhưng Sài Gòn chính là một nơi mới mẻ mà ông bắt gặp.Say mê khán giảViện Goethe tại TP.HCM thường tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật, các khóa học ngắn về nghệ thuật, âm nhạc, hội họa miễn phí dành cho nghệ sĩ Việt Nam. Ngoài ra, các chương trình nhỏ khác tại viện như đọc sách, nghe nhạc ở quán cà phê, triển lãm cũng trở nên quen thuộc với khán giả. Ở TP.HCM, chỉ có Paul Weinig và hai cộng sự tổ chức toàn bộ các công việc này cùng với sự hỗ trợ của viện ở Hà Nội.“Nghệ sĩ ở Sài Gòn sinh sống và làm nghệ thuật khó khăn hơn. Ở Hà Nội, các thảo luận nghệ thuật diễn ra liên tục, còn ở đây nghệ sĩ chỉ làm việc một mình hoặc trong những nhóm nhỏ. Họ có ít không gian, ít phòng trưng bày, studio để làm và trình diễn, hoặc phải thuê với giá rất đắt. Hầu hết họa sĩ không có nhiều tiền. Họ phải làm nghề khác để kiếm sống. Họ phát triển rất khó khăn” - ông tóm tắt về sự khác biệt của TP.HCM, vùng đất sôi động mà ông đang cố để hiểu nó.Paul có hàng trăm cách để hiểu Sài Gòn. Ông xuất hiện ở liên hoan phim Đức, đứng ở cửa mỉm cười chào đón bất cứ khán giả nào cầm chiếc vé miễn phí đi vào rạp. Ông xuất hiện ở cửa phòng hòa nhạc, đứng nhìn say sưa những con người đang xôn xao đi ra sau buổi biểu diễn nhạc jazz. Ông khiêm tốn nép trong quán cà phê Himiko, nhìn nhạc sĩ Fuasi trình diễn kèn saxophone và xem họa sĩ Nguyễn Sơn vẽ tranh.Nếu có ai đó hỏi Paul về một cuộc triển lãm, buổi trình diễn, ông có thể rành mạch chỉ ra vì sao nó đông người xem hoặc quá kén chọn. Ông rất hiểu những con người mà ông đang phục vụ.“Có nơi đề nghị tôi tổ chức liên hoan phim Đức ở quận 7. Không được, nơi đó quá xa. Một người đi làm về nhà ở quận 2 sẽ không muốn đến quận 7 xem phim, rồi lại quay về”. Vì thế Liên hoan phim Đức 2012 được tổ chức ở rạp BHD, một nơi muốn trình chiếu và có vị trí khá gần cho nhiều người đi đến.“Cactus là một phòng tranh có không gian rộng, và có cả máy điều hòa nhiệt độ. Ở đây, không thể trưng bày tác phẩm mà không có máy lạnh”. Vậy là triển lãm Nhà mặt phố của họa sĩ Nguyễn Thế Sơn được tổ chức ở một phòng tranh đủ rộng và có... máy lạnh cho khán giả. Paul hiểu khán giả của mình đến từng chi tiết. Sài Gòn là nơi ông không thể bắt người ta đi xa, chịu nóng hay kiên nhẫn chờ đợi. Vì thế ông tìm một cách khác để đưa nghệ thuật đến với khán giả, theo cách thông minh và tiện lợi nhất. Ông muốn mọi người được tận hưởng.Thỉnh thoảng, vào chủ nhật một tuần nào đó, thay vì ở nhà với con gái yêu 3 tuổi, Paul vào Viện Goethe ở cư xá Đô Thành, chuẩn bị một bài đọc sách cho những khán giả quen thuộc của mình. Ông đọc một đoạn thật hay trong tác phẩm nổi tiếng Người đọc cùng với một người Việt. Sau đó, ông giới thiệu về bộ phim và mời khán giả cùng ông xem bộ phim về tác phẩm đó. Cuối buổi trình chiếu, Paul giải thích, trả lời và đón nhận tất cả phản ứng của người đến xem.Hằng tháng, Paul hợp tác với Idecaf để chiếu 1-2 phim Đức cho khán giả xem. Ông mô tả: “Phim tôi chọn chiếu ở Idecaf là phim vui. Ai cũng xem được, sinh viên, người già, trẻ con. Những phim nghệ thuật sẽ được chiếu ở liên hoan nhiều hơn, với các góc nhìn nghệ thuật khác hơn”. Cứ thế, trong suốt cả năm, khán giả nào rất ít tiền như sinh viên vẫn có thể tìm ra vài nơi miễn phí, giá rẻ để có thể thưởng thức những tác phẩm điện ảnh.Sau một buổi chiếu phim ở Liên hoan phim Đức 2012, cả hai phòng chiếu phim đầy kín khán giả, yên lặng và kiên nhẫn xem trọn vẹn những tác phẩm nghệ thuật đoạt giải và có nội dung hơi khó hiểu. 200 con người trong phòng chiếu chỉ bắt đầu xôn xao bàn luận khi ra về. Đó là những khán giả rất trẻ - họ khiến Paul tự hào. “Khán giả là người trẻ. Rất tuyệt” - Paul mừng rỡ nói sau đêm hòa nhạc Cracking Bamboo lần thứ 3. Buổi trình diễn nhạc cụ gõ của 30 nghệ sĩ đến từ châu Á, châu Âu đã khiến khán giả thật sự thích thú. Đã ba lần diễn ra ở Việt Nam, Cracking Bamboo luôn luôn đầy kín người xem. Nhưng điều duy nhất Paul quan tâm là có đến 50% là người trẻ tuổi, là sinh viên, học sinh đến xem và không hề bỏ về giữa chừng.Paul tại buổi biểu diễn nhạc cụ gõ Cracking Bamboo lần 3 ở TPHCM - một chương trình rất được chú ý và nhiều khán giả say mê - Ảnh: Khải ĐơnĐi tìm không gian cho nghệ sĩ Sài Gòn“Tôi đến Berlin từ năm 1982 rồi quay lại đó năm 1993, và được nhìn thấy nghệ sĩ vẽ lên các bức tường, tòa nhà đổ. Họ tập trung lại một chỗ và tạo ra những tác phẩm của riêng mình. Nhờ không gian nghệ thuật và tự do đó, giờ Berlin là trung tâm văn hóa, nghệ thuật của châu Âu” - Paul nhớ lại tuổi trẻ của mình.Ở Sài Gòn, ông cũng đang thấy thời tuổi trẻ ấy một lần nữa, trong cuộc sống chật vật, khó khăn và nhiều xoay trở của những họa sĩ trẻ. Ông biết họ phải làm đủ nghề để kiếm sống, vẽ tranh và tự duy trì lòng yêu nghề của mình. Viện Goethe và ông dành những cơ hội có được cho tình yêu đó.“Họ có tác phẩm, chúng tôi sẽ hỗ trợ để được triển lãm”. Nhờ sự nhiệt tình và cả mạng lưới nghệ sĩ mà Paul tự tìm ra suốt nhiều năm qua, nhiều triển lãm có chất lượng đều đặn hằng năm xuất hiện giữa Sài Gòn. Ít người biết sau những triển lãm đó là các cuộc tìm kiếm, đối thoại của Paul với các nghệ sĩ Việt Nam.Ông băn khoăn: “Thứ thiếu thốn nhất ở TP.HCM cho nghệ sĩ chính là không gian. Ở đây không nhiều phòng triển lãm đạt chuẩn. Với triển lãm của Nguyễn Thế Sơn, chúng tôi rất khó khăn mới tìm ra Cactus Gallery, một nơi đủ rộng cho các tác phẩm đồ sộ của Sơn. Nhưng Cactus sắp đóng cửa. Họ gặp khó khăn khi tìm cách duy trì phòng tranh đó. Mai mốt chẳng biết tìm đâu ra không gian nữa!”.Những thứ đáng buồn như vậy đôi khi vẫn xảy ra. Ông có thể rất buồn vì sinh viên trường mỹ thuật thờ ơ với nghệ sĩ Christiane Baumgartner mà ông mời sang để dạy họ miễn phí một tuần. Ông có thể rất bối rối khi khán phòng của nhạc viện không có đủ ánh sáng đẹp tập trung cho nghệ sĩ piano trình diễn. Và khi một buổi chiếu ở liên hoan phim Đức đầy ắp khán giả, ông cúi mình: “Xin lỗi, phòng chiếu ở đây nhỏ quá, chúng tôi không đủ chỗ!”. Thế nhưng những khó khăn đó không làm ông nản lòng. Nhờ có Viện Goethe và ông, đã có hơn 2.000 lượt người đến xem trọn vẹn những bộ phim rất đẹp đoạt giải từ châu Âu. Với Paul, điều hạnh phúc rất lớn là khi thấy khán phòng Nhạc viện TP.HCM đầy những gương mặt trẻ trung, háo hức và chìm vào suy tư trong âm nhạc. Ở đó, rồi sẽ có cả cô con gái nhỏ của ông, khi cô bé lớn lên và hòa mình vào thế giới của những người trẻ yêu nghệ thuật sau này. Bởi ông đã chọn dừng chân ở Việt Nam.Hồi còn là sinh viên, đọc báo thấy giới thiệu các buổi hòa nhạc hay nhạc kịch của nước ngoài thì tôi rất tò mò và thích đi nghe lắm. Cũng có lần tôi đến cổng nhạc viện hỏi thử nhưng giá vé khá cao nên rất phân vân. Rồi một người bạn rủ tôi: “Đi nghe nhạc không? Mình có vé mời của Viện Goethe”. Tôi đồng ý liền và lúc đó mới biết có những bữa tiệc âm nhạc tầm cỡ như vậy mà lại hoàn toàn miễn phí cho người yêu thích. Chỉ tính riêng trong việc thưởng thức âm nhạc thì không gian này đã thể hiện sự giao thoa của những nền văn hóa khác nhau. Tôi học được nhiều điều thú vị từ sự khác biệt đó! Tags: Sài GònNgười trẻNgười đương thờiKHẢI ĐƠNPaul WeinigViện Goethe
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.