24/05/2019 14:59 GMT+7

Ông Trump muốn biến hàng công nghệ xuất khẩu của Mỹ thành 'vũ khí'

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Chiến tranh công nghệ, chứ không phải chiến tranh thương mại, mới là món vũ khí có sức tàn phá lớn mà Tổng thống Mỹ Donald Trump dành cho Trung Quốc, hãng tin Bloomberg nhận xét.

Ông Trump muốn biến hàng công nghệ xuất khẩu của Mỹ thành vũ khí - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: REUTERS

Từ khi Mỹ - Trung nổ ra căng thẳng về vấn đề thương mại, ông Trump gần như chỉ tập trung vào việc yêu cầu "đối xử công bằng" với hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.

Nhưng theo chiều diễn biến leo thang, Tổng thống Mỹ hiện đẩy mạnh mặt trận mới: biến hàng công nghệ xuất khẩu của Mỹ thành vũ khí.

Đó là nhận xét của hãng tin Bloomberg ngày 24-5. Hãng tin này cho rằng chính quyền ông Trump đang tìm cách gây trở ngại cho Trung Quốc trong việc tiếp cận những công nghệ then chốt, bằng việc hạn chế công ty Mỹ bán linh kiện quan trọng cho đại gia viễn thông Trung Quốc Huawei.

Tính tới nay, cái tạm gọi là "" này ghi dấu ít nhất 5 công ty Trung Quốc bị Mỹ cân nhắc đưa vào danh sách đen.

Trên thực tế, chuyện bán công nghệ từ Mỹ sang Trung Quốc vẫn nhạy cảm khi không ít sản phẩm liên quan tới lĩnh vực quốc phòng. Vì vậy, việc ngăn xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc là mục tiêu mang tính chiến lược đối với Mỹ. Điều này nhằm giúp Washington kiềm chế sự trỗi dậy, cũng như ảnh hưởng từ Bắc Kinh.

Ông Trump muốn biến hàng công nghệ xuất khẩu của Mỹ thành vũ khí - Ảnh 2.

Điện thoại Huawei P30 tại một phòng trưng bày ở Bangkok, Thái Lan - Ảnh: REUTERS

Tuy nhiên, khi chuyển sự tập trung từ thương mại sang cụ thể là lĩnh vực công nghệ, chính quyền ông Trump bị nhận xét đang mạo hiểm với chính tương lai của nền kinh tế nước Mỹ.

Theo Bloomberg, những người theo quan điểm cực đoan của Mỹ đang cố gắng thúc đẩy việc hạn chế xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc, đơn cử là công nghệ trí tuệ nhân tạo, robot, hay in 3D…

Trong khi đó chính các "mặt hàng" này được nhận xét là giúp Mỹ giành lại lợi thế cạnh tranh, bản thân việc cấm cản xuất khẩu chúng có thể khiến doanh nghiệp Mỹ khó tìm thuê kỹ sư hay nhà nghiên cứu nước ngoài.

Hiện nay, một số công ty Mỹ đang sợ việc kiểm soát xuất khẩu hơn cả thuế nhập khẩu. Cả General Electric, Google và Microsoft đều đang lo rằng "vũ khí xuất khẩu" có thể ngăn họ cạnh tranh tại các thị trường béo bở, trong khi làm giảm khả năng sáng tạo, phát minh của Mỹ.

Trong một văn bản gửi Bộ Thương mại Mỹ, hãng Microsoft cảnh báo các đề xuất hạn chế như trên có nguy cơ đẩy Mỹ vào thế cô lập trong hợp tác nghiên cứu quốc tế. Và nếu hành động sai lầm, lợi ích của Mỹ có thể bị quét sạch.

An ninh kinh tế = an ninh quốc gia

Tuy nhiên, Bloomberg lý giải rằng những "cú đấm" nhằm vào Huawei, cũng như việc sử dụng đòn tác động tới xuất khẩu, đang phù hợp cho chiến lược của chính quyền Tổng thống Trump: an ninh kinh tế cũng là an ninh quốc gia.

Đến nay, Nhà Trắng đã áp thuế nhập khẩu lên nhôm và thép, cũng như dọa sẽ áp thêm thuế nhập khẩu lên xe hơi và phụ tùng từ Liên minh châu Âu và Nhật Bản.

Rộng hơn, ông Trump đã sử dụng công cụ kinh tế để siết chặt các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ, cũng như dùng các biện pháp trừng phạt kinh tế để phục vụ mục tiêu chính sách nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng của Bộ Quốc phòng nước này và cô lập Iran hay Venezuela.

Xét cả hai mặt lợi và hại, rõ ràng đòn chiến tranh công nghệ và lấy kinh tế làm trọng điểm đang thực sự là cuộc chơi cân não.

170 công ty Mỹ gửi thư xin chính phủ ngừng thương chiến

TTO - Các nhà sản xuất đồ thể thao lớn nhất của Mỹ như Nike, Adidas và Converse đã cùng ký tên trong thư ngỏ gửi Tổng thống Mỹ đề nghị chấm dứt thương chiến với Trung Quốc.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên