Phóng to |
Nhà nghiên cứu Phan Thuận An |
Bằng khen đính kèm nêu rõ nhà nghiên cứu Phan Thuận An “đã có thành tích tiêu biểu trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên biển, đảo Việt Nam…”.
Năm 2009, ông Phan Thuận An đã tìm thấy trong tủ sách gia đình do tiền nhân để lại tại phủ thờ công chúa Ngọc Sơn hai văn bản của triều đình Huế có liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa của VN. Trong đó một văn bản tiếp Pháp đề ngày 2-2-1939, của Ngự tiền văn phòng của triều đình Huế, sao nguyên văn văn bản của khâm sứ Trung kỳ gửi triều đình Huế đề nghị hoàng đế Bảo Đại truy tặng Huân chương Long tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan.
Ông này là một chánh cai đội hạng nhất của đội lính khố xanh trú đóng tại quần đảo Hoàng Sa, đã qua đời tại nhà thương Huế do bị bệnh sốt rét sau chuyến công tác tại quần đảo này. Văn bản thứ hai bằng tiếng Việt có thủ bút “chuẩn y” và chữ ký màu son của vua Bảo Đại.
Đây được xem là những tư liệu gốc, độc bản và là văn bản chính thống của triều đình do đích thân nhà vua ký, nên có giá trị rất cao trong việc chứng minh chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của VN. Ông An đã hiến tặng cho Nhà nước nhằm góp phần bổ sung chứng cứ đấu tranh đòi chủ quyền quần đảo này.
Nhà nghiên cứu Phan Thuận An sau đó cũng đồng thời phát hiện và công bố hình ảnh biển Đông của VN trên Cửu đỉnh triều Nguyễn, đúc năm 1835-1837 đang đặt tại Hoàng thành Huế.
Trước đó, tháng 6-2009 và tháng 11-2009, nhà nghiên cứu Phan Thuận An đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch tặng bằng khen vì đã có công phát hiện, gìn giữ và hiến tặng tư liệu liên quan đến quần đảo Hoàng Sa cho Nhà nước; tháng 7-2010 Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn thư, lưu trữ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận