Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ảnh: THÀNH NGỌC
Trước câu hỏi này, ông Thắng khẳng định: "Nội dung này vẫn theo tư duy nhằm chia cắt chứ chúng ta là một quốc gia thống nhất từ lâu và vấn đề nhân sự được chuẩn bị theo quy trình rất chặt chẽ, trên cơ sở những quy định chặt chẽ, chúng ta sẽ lựa chọn một cách dân chủ, công khai qua tất cả các bước".
* Hiện tại chúng ta vẫn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức, đặc biệt là những thế lực thù địch không ngừng có hành động chống phá. Vậy chúng ta phải tiếp tục công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng như thế nào?
- Chúng ta càng thành công thì các thế lực thù địch, phản động càng điên cuồng chống phá. Có thể nói trong bối cảnh mới hiện nay, thế giới và khu vực nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó dự đoán và thế giới đang đi đến rất nhiều những giá trị không theo những nhìn nhận như trước đây.
Bởi chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa nước lớn... đang chi phối rất mạnh. Các thế lực thù địch cũng dựa trên nền tảng công nghệ mà rõ ràng công nghệ này có hai mặt, một mặt mang đến cơ hội mới nhưng đồng thời cũng có nhiều thách thức mới.
Do đó việc các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu chống phá, sử dụng tất cả những công nghệ mới để chống phá chúng ta một cách tinh vi nên cuộc đấu tranh này sẽ là cuộc đấu tranh bền bỉ, thường xuyên, quyết liệt, đồng bộ với sự tham gia của tất cả chúng ta trong mặt trận tư tưởng lý luận.
Tôi muốn nói đến vai trò của những người làm công tác lý luận xây dựng luận cứ, vai trò của những cơ quan thông tin truyền thông về xây dựng những giải pháp tích cực.
Chúng ta phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý đấu tranh với các thế lực thù địch để vừa răn đe, cảnh báo nhưng vẫn xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật.
Chiêu trò của các thế lực thù địch đa dạng, âm mưu ghê gớm, đặc biệt là sử dụng các trang mạng, có kịch bản, thậm chí xây dựng giao diện tương tự làm lẫn lộn, mơ hồ và những người dân thì không biết được đâu đúng đâu sai.
Nhiệm vụ chúng ta phải làm tốt nữa công tác tuyên truyền, giáo dục và càng khẳng định cái đúng, cái mới, cái hay. Những mô hình, cách làm của chúng ta cũng là cách trực tiếp đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái chứ không phải chỉ có các lực lượng chuyên. Phải có sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị, của người dân trong xã hội.
* Nhiệm kỳ vừa qua được đánh giá bằng niềm tin trong nhân dân với Đảng ngày càng tăng, nhờ vào công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng. Ông đánh giá điều này thế nào và thời gian tới chúng ta cần làm gì để triển khai hiệu quả công tác này?
- Điều này đúng khi chúng ta coi công tác xây dựng Đảng là then chốt. Xây dựng Đảng của chúng ta toàn diện cả về tư tưởng chính trị, đạo đức, tổ chức và cán bộ nhưng đồng thời công tác xây dựng Đảng phải bám rất sát các nguyên tắc của Đảng.
Trong nguyên tắc của Đảng có một nội dung mà chúng ta dứt khoát phải quán triệt, đó là nguyên tắc tập trung dân chủ, phải đoàn kết trong Đảng, bởi vì chỉ có đoàn kết mới thấy được sức mạnh. Và một nguyên tắc rất quan trọng là thắt chặt mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân chứ không phải chỉ có những người trong Đảng, trong hệ thống chính trị xây dựng Đảng.
Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng để củng cố niềm tin của nhân dân vừa qua có được những kết quả rất tốt, nhưng đây mới chỉ là kết quả bước đầu. Bởi vì điều quan trọng nhất là cuối cùng chúng ta phải xây dựng được một thể chế để các cá nhân tham gia trong hệ thống chính trị không có cơ hội, không dám và không thể tham nhũng thì đấy mới gọi là triệt để.
* Trong một số cuộc họp về dự thảo văn kiện, có ý kiến nhắc đến việc cần có một nghị quyết về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đại hội lần này có nêu vấn đề đó ra không?
- Chúng ta là một nhà nước pháp quyền, cũng có người đề xuất đưa ra một nghị quyết riêng như vậy nhưng việc ban hành một nghị quyết về nhà nước pháp quyền thì đấy phải trên cơ sở bàn rất kỹ.
Bởi thực tế chúng ta dựa trên ba trụ cột. Một là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thứ ba là dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đấy là ba trụ cột của xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúng ta.
Còn bây giờ nếu nói về nghị quyết nhà nước pháp quyền thì cá nhân tôi cho rằng đấy sẽ là một điểm mà chúng ta phải rà soát toàn diện các nghị quyết liên quan đến xây dựng nhà nước pháp quyền, từ lập pháp đến sửa đổi Hiến pháp, liên quan đến câu chuyện về hành pháp, cải cách tư pháp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận