Nhà điêu khắc Đinh Công Đạt - Ảnh: NVCC |
Bởi lẽ Đạt vốn tốt nghiệp chuyên ngành Điêu khắc trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam. Tôi tìm thấy chất điêu khắc, chất hình khối trong các thiết kế của anh, trong tư duy thiết kế của anh.
Đinh Công Đạt như một người “phiên dịch”, anh thích chuyển ngữ những đồ vật có sẵn, dùng rồi, cổ, cũ để biến chúng thành những tác phẩm thiết kế, thành cái mới.
Mới nhưng người ta vẫn nhận ra cái cũ. Và mới trên cái cũ nhưng vẫn hiện đại, vẫn có cả vẻ đẹp và công năng.
Đạt “phiên dịch” mâm gỗ, tủ gỗ, ghế gỗ cũ bằng cách “thêm, bớt, cộng trừ” chất liệu, màu sắc để thành cái mâm mới, tủ mới, ghế mới và làm chúng sống được trong đời sống hiện đại.
Ví dụ trên cơ sở tận dụng hình tròn, khối dày của chiếc thớt, anh thêm chân sắt rèn bằng tay để biến thành bộ “bàn- thớt”. Anh làm sơn mài trên mặt chiếc mâm cũ bằng những hình kỷ hà (hình vuông, chữ nhật, tam giác) nhiều màu đan xen.
Đạt dùng bảng màu sặc sỡ như vàng, xanh, cam, hồng cánh sen… tạo cho các thiết kế cảm giác tươi, vui. Mắt của Đạt như một ống kính vạn hoa, mỗi khi xoay đồ vật theo một góc thì chúng lại biến hình, biến mầu.
Nghệ thuật hay ở chỗ, không cần phải là cái gì quá kỳ vĩ. Sáng tạo không có nghĩa là rời non lấp biển, đao to búa lớn.
Nghệ sĩ chỉ là người phát hiện ra những cái rất nhỏ, cái bình thường trong đời sống hàng ngày quanh mình mà những người bình thường không thấy.
Chỉ cần thay đổi 1% cái vốn có thì những đồ vật đã trở nên rất khác. Đạt đã làm được điều này và tôi cho rằng những thiết kế của Đạt đã được phục sinh.
Họa sĩ Lê Thiết Cương và nhà điêu khắc Đinh Công Đạt sẽ cùng “ múa đôi” trong một triển lãm về thiết kế có tên DUO DESIGN (từ ngày 10 đến 13-5-2017 tại Press Club- 59A Lý Thái Tổ- Hà Nội). Design không phải để “vui tay”, hay phiêu lưu ở một miền thử nghiệm mới. Với Đinh Công Đạt và Lê Thiết Cương, design là một hành vi chuyên nghiệp, ở đó cô động dấu ấn sáng tạo của người nghệ sĩ. Triển lãm cho thấy hai điều: Tác phẩm thiết kế không giới hạn người tạo ra nó; và “Múa đôi”/Duo design không thể “mất gốc” dấu ấn nghề nghiệp chính của mỗi người. |
Nhà điêu khắc Đinh Công Đạt - Ảnh: NVCC |
Kệ gỗ sơn mài có ngăn kéo vẽ hoa văn - Ảnh: NVCC |
Bàn góc sơn mài kết hợp giữa chất liệu gỗ và đồng - Ảnh: NVCC |
Đôn làm từ thớt gỗ vẽ sơn mài - Ảnh: NVCC |
Hộp nữ trang sơn mài trên tre đan - Ảnh: NVCC |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận