TTCT - 100 năm trước, dịch bệnh khiến Olympic 1920 tại Antwerp (Bỉ) thậm chí còn ảm đạm hơn bây giờ. Tình hình lúc đó là vừa kết thúc Thế chiến I và 50 triệu người đã thiệt mạng vì dịch cúm Tây Ban Nha. Có lẽ cảm hứng từ một thế kỷ trước đó đã khiến lần này người Nhật vẫn nhất quyết tổ chức Olympic 2020 giữa một đại dịch toàn cầu. Ngay từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu hoành hành vào đầu năm ngoái, truyền thông thế giới đã so sánh Olympic Tokyo với kỳ Olympic ở Bỉ. Sự trùng hợp không chỉ nằm ở cột mốc 100 năm.Kỳ Olympic của hòa bình...Tháng 11-1918, Thế chiến I kết thúc. Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) bắt đầu lên phương án cho sự trở lại của kỳ đại hội thể thao lớn nhất thế giới. Aileen Riggin, VĐV mắc bệnh cúm Tây Ban Nha và đã vượt qua để giành HCV môn lặn ở Antwerp 1920. -Ảnh: britannica.com Trước đó, kỳ Olympic thứ 6 - dự kiến tổ chức tại Berlin vào năm 1916 - đã bị hủy bỏ. Kỳ Olympic thứ 7 được trao quyền đăng cai cho Bỉ - một trong những chiến trường chính của cuộc chiến.Nghèo đói, nợ nần và thiếu thốn cơ sở vật chất là bối cảnh u ám che phủ những nỗ lực tái tạo Thế vận hội của IOC, nhưng còn một nỗi lo khác lớn hơn thế: đại dịch cúm Tây Ban Nha. Đây được xem là đại dịch khủng khiếp nhất lịch sử, kéo dài từ đầu năm 1918 đến cuối năm 1920, lây nhiễm cho khoảng 500 triệu người và khiến khoảng 50 triệu người thiệt mạng trên toàn thế giới. Dù vậy, ban tổ chức của Bỉ và IOC tin rằng đại dịch sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổ chức.“Bằng sự cam kết với tinh thần Olympic, thành phố Antwerp đã tuyên bố với tên bạo chúa dịch bệnh và chiến tranh rằng: ngươi cho rằng sẽ hủy hoại tinh thần và thể xác của chúng ta, nhưng ngươi đã thất bại” - người phát ngôn đại diện cho Ủy ban Olympic Anh viết trong một lá thư đăng trên tờ Referee ở Sydney tháng 7-1919.Olympic Antwerp 1920 chính thức được thông qua bởi chính quyền các nước phương Tây và giới lãnh đạo thể thao thế giới. Người ta trao gửi vào đó những hy vọng về một kỳ đại hội thể thao biểu trưng cho hòa bình. Biểu tượng 5 chiếc vòng đủ sắc màu lồng vào nhau cũng ra đời từ kỳ Olympic này, trở thành hình ảnh bất tử với ý nghĩa “sự thống nhất của 5 châu lục và cuộc gặp gỡ của những VĐV hàng đầu thế giới”.Ý nghĩa “kỳ Olympic hòa bình” được thể hiện xuyên suốt giải đấu. Những chú chim bồ câu được thả lên bầu trời trong lễ khai mạc chính là những chú bồ câu từng được sử dụng trong chiến tranh. Các quan chức quân sự cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và dàn dựng các sự kiện. Chẳng hạn, đội Mỹ chỉ đến được châu Âu nhờ một chuyến vận chuyển quân sự vào phút chót. Một số lượng đáng kể trong 2.600 VĐV dự giải là những cựu binh sĩ từ thế chiến. Nhiều người trong số đó đã trở thành ngôi sao hàng đầu, chẳng hạn như Charley Paddock - trung úy pháo binh người Mỹ đã xuất sắc giành 2 HCV chạy 100m và 4x100m ngay trong kỳ Olympic đầu tiên của mình....và của bão tápNhững ảnh hưởng tiêu cực từ chiến tranh và đại dịch là không thể tránh khỏi. Người hâm mộ đến xem ít hơn nhiều so với dự kiến của ban tổ chức: dân địa phương không đủ khả năng mua vé giá cao. Chủ nhà Bỉ thua lỗ 600 triệu franc vì giải này, và trong vòng ba năm, Ủy ban Olympic Bỉ đã phá sản. Đây được xem là hệ quả tất yếu do việc tổ chức vội vàng. Chính phủ Bỉ chỉ dành 4 triệu franc để tổ chức kỳ Thế vận hội và buộc phải huy động tiền qua cách gây quỹ địa phương hoặc bán các kỷ vật.Các ủy ban Olympic của Mỹ, Anh, và Pháp cũng gặp khó khăn trong việc huy động ngân quỹ để đưa VĐV đến Bỉ. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu sau chiến tranh, rất ít chính phủ có tiền để chi tiêu cho thể thao.“Bỉ hầu như không có khả năng chào đón các VĐV, chứ đừng nói là người hâm mộ” - Walker Smith, VĐV điền kinh người Mỹ, mô tả việc anh phải ngủ trên những tấm ván không hề có nệm và chen chúc 10 - 15 người mỗi phòng.Ngay cả thực phẩm cũng là một vấn đề lớn, các VĐV chỉ được cung cấp một ổ bánh mì, cà phê và “một chút cá mòi” cho bữa sáng. Họ buộc phải tự mua thức ăn. Các cơ sở thể thao thì rơi vào tình trạng hỗn loạn. Sân vận động Olympic chưa được hoàn thành khi các sự kiện thi đấu bắt đầu. Đường đua chưa xong và nhiều cuộc đua được tổ chức trong điều kiện ẩm thấp, lầy lội.Những người bơi lội còn phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn hơn: ban tổ chức đã không xây hồ bơi, mà thay vào đó lắp khung gỗ lên một con kênh lộ thiên. Trời quá lạnh khiến nhiều VĐV bị hạ thân nhiệt và phải cấp cứu.“Trái tim chúng tôi tổn thương khi phải nhìn cảnh tượng đó. Một hồ bơi 50m không đòi hỏi quá nhiều, nhưng tất nhiên Bỉ đã làm những gì tốt nhất có thể”, một kình ngư kể lại. Chất lượng chuyên môn của giải đấu cũng không thể cao khi nhiều VĐV hàng đầu đã thiệt mạng trong chiến tranh và ít nhất 7 VĐV Olympic cũng qua đời vì cúm Tây Ban Nha trước thềm Antwerp 1920, bao gồm cả VĐV người Mỹ từng giành 3 HCV điền kinh - Martin Sheridan.Những dấu hiệu hồi sinh“Cả đại dịch và chiến tranh được tái hiện qua Aileen Riggin - cô gái 14 tuổi giành HCV môn lặn cho nước Mỹ” - Hãng tin AP bình luận. Các VĐV sẽ thi đấu trong những sân đấu không có CĐV ở Olympic Tokyo 2020. Ảnh: Getty Images Riggin đã mắc bệnh cúm Tây Ban Nha nhưng rồi qua khỏi và tỏa sáng ở Olympic. Cô bé 14 tuổi sau đó được đưa đi tham quan chiến trường Thế chiến I và sốc nặng khi phát hiện có một bàn chân người nằm trong chiếc ủng mà cô nhặt được từ vũng bùn.Nếu Riggin là biểu tượng của tuổi trẻ thì tay vợt huyền thoại Suzanne Lenglen là đại diện cho nữ quyền ở Olympic 1920. Tay vợt người Pháp giành 2 HCV, thi đấu ấn tượng đến mức làng quần vợt sau đó bắt đầu so sánh cô với các tay vợt nam và nhìn nhận các VĐV nữ dưới góc độ chuyên nghiệp thực thụ. Năm đó chỉ có 65 phụ nữ trong tổng số hơn 2.600 VĐV dự giải.Bộ môn quần vợt còn chứng kiến một khoảnh khắc lịch sử khác khi tay vợt người Nhật Bản Ichiya Kumagee giành HCB đơn nam, qua đó trở thành VĐV châu Á đầu tiên từ một quốc gia có chủ quyền giành huy chương ở Olympic.Sau rất nhiều những hỗn loạn, nỗi lo sợ chiến tranh, bệnh dịch, chết chóc, Olympic Antwerp 1920 đã trở thành kỳ Thế vận hội làm nên sức bật cho nhân loại sau thế chiến thứ nhất. Năm đó chỉ có 29 quốc gia với 2.626 VĐV đến Bỉ. 4 năm sau, kỳ Olympic 1924 ở Paris (Pháp) quy tụ 44 quốc gia và hơn 3.000 VĐV.Có thể hiểu được lý do vì sao lần này Nhật Bản vẫn kiên quyết tổ chức Olympic Tokyo. Nhìn từ Antwerp 1920, người ta có quyền kỳ vọng rằng Tokyo 2020 cũng sẽ trở thành một sự kiện biểu tượng cho sức mạnh của loài người như thế.■Olympic Tokyo sẽ không có khán giảOlympic 2020 dự kiến khai mạc vào ngày 23-7-2021 và kết thúc vào ngày 8-8 tại Tokyo. Số lượng ca nhiễm ở Tokyo tăng vọt trong khoảng 2 tuần gần đây, buộc ban tổ chức phải đưa ra quyết định cấm CĐV đến sân ở Tokyo và 3 tỉnh lân cận tham gia tổ chức là Chiba, Kanagawa và Saitama. Mới đây, tỉnh Fukushima cũng thông báo các trận đấu bóng chày được tổ chức ở đây cũng sẽ diễn ra mà không có khán giả. Tags: OlympicTokyoĐại dịch1920AntwerpCúm Tây Ban Nha
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Chỉ còn 18% viên chức Đại học Quốc gia TP.HCM nhận lương từ ngân sách TRẦN HUỲNH 23/12/2024 Đại học Quốc gia TP.HCM tinh giản biên chế gần 10 năm qua với số viên chức nhận lương từ ngân sách hiện còn 1.154 người (khoảng 18%).
Tình báo Mossad tiết lộ toàn cảnh kế hoạch tinh vi kích nổ máy nhắn tin và bộ đàm của Hezbollah THANH HIỀN 23/12/2024 Hàng nghìn máy nhắn tin và bộ đàm của các thành viên lực lượng Hezbollah đã đồng loạt phát nổ tại Lebanon vào tháng 9 vừa qua. Vì sao?
Chi tiết các bảng lương viên chức năm 2025 THÀNH CHUNG 23/12/2024 Tuổi Trẻ Online giới thiệu với bạn đọc thông tin chi tiết toàn bộ bảng lương viên chức dự kiến được áp dụng từ năm 2025.
Công bố Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 với nhiều nội dung mới TRỌNG NHÂN 23/12/2024 Ngoài tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp, năm 2025, báo Tuổi Trẻ tổ chức thêm ba ngày hội Tự tin vào lớp 10 tại TP.HCM và Hà Nội.