Theo ITA, trong 6 tháng đầu năm 2024, cơ quan này đã thực hiện hơn 32.600 cuộc kiểm tra doping, tăng khoảng 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả kiểm tra cho thấy có hơn 85 trường hợp có nguy cơ vi phạm quy định chống doping.
Cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều án phạt, trong khi tiếp tục kiểm tra và xem xét đối với những trường hợp khác.
ITA - cơ quan thực thi kiểm tra doping từ 6 năm qua cho các kỳ Thế vận hội - cho biết các cuộc kiểm tra tập trung vào "những môn thể thao có nguy cơ cao" và 75% số VĐV tham dự Olympic đã trải qua tối thiểu 3 lần kiểm tra.
Toàn bộ các VĐV thuộc môn cử tạ là bộ môn ghi nhận 1/4 tổng số ca doping trong lịch sử Olympic đều đã được xét nghiệm tìm doping.
Tất cả các VĐV thi nội dung ba môn phối hợp và bơi không phải trong hồ đều đã được xét nghiệm ít nhất một lần.
Hiện đã có 99% số các VĐV thể dục dụng cụ đã được kiểm tra doping, trong khi tỉ lệ này ở môn điền kinh là 89% và bóng đá là 63%.
Trong nhóm bị xét nghiệm ít là các VĐV môn cưỡi ngựa (63%) và đua thuyền buồm (69%).
Theo ITA, 98% số các VĐV Olympic của Trung Quốc đã được kiểm tra nhiều lần trong năm nay. Số liệu của Liên đoàn Thể thao dưới nước quốc tế (World Aquatics) cho thấy các VĐV bơi Trung Quốc thi đấu tại Olympic Paris đã được kiểm tra "trung bình 21 lần mỗi người kể từ ngày 1-1-2024". Con số này đối với VĐV Mỹ là 6 lần, 5 lần đối với VĐV Ý và đối với các VĐV từ Úc, Anh và Pháp là 4 lần.
Vụ việc các VĐV bơi lội Trung Quốc bị "chà xát" nhiều nhất lần này là do việc phát hiện đến 23 kình ngư nước này dương tính với chất cấm bị phát hiện tại Olympic Tokyo nhưng không bị liên đoàn của họ phạt. Phía Trung Quốc cho rằng các VĐV của mình bị "trúng thực".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận