30/06/2017 14:30 GMT+7

Okja: bộ phim không chỉ dành cho người yêu động vật

NGỌC ĐÔNG
NGỌC ĐÔNG

TTO - Kênh Netflix vừa phát sóng bộ phim Okja chứa đựng nhiều thông điệp về môi trường cũng như phúc lợi động vật, thực phẩm biến đổi gen và tác hại của lòng tham con người với môi trường.

Những câu chuyện mang tính cảnh báo vốn không phải là điều mới mẻ đối với khán giả của Bong Joon-ho, những người đã quen thuộc với phong cách lồng ghép thông điệp vào điện ảnh của vị đạo diễn tài năng này.

Năm 2006, bộ phim The Host của ông cũng ẩn chứa thông điệp về môi trường khi kể về một con quái vật tàn phá Seoul. Con vật này được tạo ra sau khi một căn cứ quân sự của Mỹ bị đổ chất thải phóng xạ xuống.

Với Okja, Bong Joon-ho lại tiếp tục khai thác kiểu ẩn dụ thông điệp về môi trường, theo đài BBC.

Tất cả các bộ phim của tôi là những câu chuyện khác nhau, một số chia sẻ các chủ đề phổ biến, nhưng là một người kể truyện, tôi muốn khám phá những thế giới mới", đạo diễn Bong Joon-ho chia sẻ với BBC.

Cùng với nhà biên kịch xứ Wales Jon Ronson (là một người ăn chay), ông làm ra một bộ phim này với câu hỏi chủ đề “thịt mà con người hay ăn đến từ đâu?”

Mija và nàng lợn Okja trong phim - Ảnh: Netflix
Mija và nàng lợn Okja trong phim - Ảnh: Netflix


Okja kể về cô bé nông dân Mija nữ diễn viên An Seo-huyn đóng, người sống tại một vùng núi xanh tươi của Hàn Quốc cùng với ông nội mình và một nàng lợn được lai tạo đặc biệt tên là Okja.

Cuộc sống của hai ông cháu và con vật cứ diễn ra êm đêm và khắng khít cho đến ngày nhà bác học động vật nổi tiếng - tiến sĩ Johnny Wilcox và nhóm của ông xuất hiện.

Okja bị mang về lại nơi đã tạo nên nó - công ty thịt Mirando dưới sự lãnh đạo của giám đốc điều hành Luz Mirando Orwellian đáng sợ - nơi số phận đáng thương của nàng lợn đã được định đoạt.

Nàng lợn Okja trong phim
Nàng lợn Okja trong phim - Ảnh: Netflix

Bộ phim hoàn toàn không phải là một câu chuyện thần thoại Disney, mà phơi bày sự thật đen tối của những phòng thí nghiệm động vật và các trang trại nuôi động vật lấy thịt.

 "Chúng ta tạo ra một đường biên  tâm lý để tránh bản thân mình khỏi những áy náy, chúng ta tách biệt quan điểm của mình về động vật.

Một bên chúng ta xem chúng là thú cưng và một bên được đặt trong giỏ mua hàng hàng, trong khi chúng đều là động vật nhưng chúng ta chọn phân biệt ra", đạo diễn bộ phim bày tỏ.

Tuy nhiên, để có thể thưởng thực những miếng thị một cách ngon lành, chúng ta phải nhắm mắt làm ngơ đi công đoạn giết mổ.

Đạo diễn bộ phim cho biết mình lấy cảm hứng cho những cảnh máu me trong phim mà ông cho là “hoàn toàn cần thiết” từ một chuyến tham quan một lò mổ thương mại.

"Tôi muốn phá vỡ những ranh giới này và khiến cho khán giả cảm thấy không thoải mái, khi chứng kiến một phần gia đình mình bị kéo vào lò mổ," ông nói về những cảnh phim.

"So với trải nghiệm của tôi khi đến thăm lò mổ thực tế, những cảnh phim này nhẹ nhàng hơn và được thể hiện giảm bớt rồi".

Mija và nàng lợn trong phim - Ảnh: Netflix
Mija và nàng lợn trong phim - Ảnh: Netflix

Ngoài ra, hình dạng vật lý của Okja cũng phản ánh cuộc tranh cãi về thực phẩm biến đổi gen.

Nàng lợn này được “thiết kế” rất đặc biệt: chỉ có một núm vú, lai giữa hà mã với lợn biển vì chúng trông "vô cùng ngây thơ và tốt bụng”, theo dạo diễn Bong.

“Tôi muốn xây dựng nhận vật Okja dễ thương, to lớn nhưng đáng yêu, nhút nhát và hướng nội. Tuy nhiên nó là một sinh vật biến đổi gen và cuộc tranh luận này không chỉ giới hạn ở Hàn Quốc mà là phổ biến trên khắp thế giới”, ông nói.

Và trong cuộc tranh luận về môi trường hiện nay, lòng tham của con người cũng đóng một yếu tố khá nổi bật, theo như bộ phim.

"Họ sẽ ăn nếu nó rẻ", CEO Lucy Mirando nhún vai trong một cảnh bị công chúng chất vấn xung quanh sản phẩm thịt của công ty mình.

Theo đạo diễn Bong, mối lo về những thảm hoạ và nguy hiểm tiềm ẩn mà thực phẩm biến đổi gen có thể mang lại là hoàn toàn hợp lý.

"Có những người nói rằng sự nguy hiểm của thực phẩm biến đổi gen đang bị cường điệu quá mức nhưng không ai có thể chứng minh được sự an toàn của chúng", đạo diễn Okja chia sẻ.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng Okja không chống lại việc ăn thịt.

"Trong phim của tôi, món ăn yêu thích của Mija là món gà hầm, tôi không làm bộ phim này chống lại thịt, dù ai đó ăn chay hay không, đó là vấn đề lựa chọn cá nhân", ông giải thích.

Với phim của mình, ông muốn khán giả chứng kiến và hiểu được cách thức thịt được sản xuất hàng loạt như thế nào.

"Chúng ta cùng tồn tại với động vật và chúng ta nên dành thời gian để cân nhắc từ góc nhìn của chúng”, Bong nói.

Okja được phát sóng trên Netflix từ ngày 28-6 và chiếu giới hạn tại một số rạp phim.

NGỌC ĐÔNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên