TTCT - Tuần vừa rồi, tôi đi họp phụ huynh cho đứa cháu học lớp 3 ở một trường tiểu học TP Tam Kỳ (Quảng Nam). Cuộc họp đánh giá tình hình học tập của các cháu trong nửa học kỳ vừa qua nhưng cuối cùng lại thành cuộc tranh luận là vì sao cô giáo không cho học sinh đem vở viết về nhà sau khi kết thúc ngày học. Nhiều phụ huynh khá bức xúc khi nói đến việc này. Phóng to Minh họa: Bích Khoa Sau khi bảo phụ huynh bình tĩnh, cô chủ nhiệm lớp cháu tôi bắt đầu từ tốn giải thích. Cô thông báo việc tham gia phong trào thi viết vở sạch chữ đẹp đang là một định hướng mũi nhọn của nhà trường. Tất cả các lớp đều bắt buộc phải tham gia. Tất cả học sinh đều phải giữ vở sạch chữ đẹp. Để bảo đảm “quyền lợi” và “nghĩa vụ” của học sinh, trường đóng cho mỗi lớp một tủ sách. Sau ngày học, tất cả vở viết (có chữ viết bằng bút bi, bút mực của học sinh) đều phải bỏ vào đó không được mang về nhà. Định kỳ mỗi tháng một lần, học sinh mới được mang về cho phụ huynh xem nhưng phải trả ngay lại vào hôm sau. Lý giải điều này, cô chủ nhiệm bảo vì đem về nhà các cháu bôi bẩn vở hoặc để lạc vở thì khổ. Bên cạnh đó, phụ huynh các cháu làm nhiều nghề khác nhau (trong đó có nông dân và công nhân), rủi khi vội xem vở của con mình mà làm vấy bẩn vào đó thì cũng mệt cho con và cũng mệt cho giáo viên nữa. Nghe đến điều này, đa số phụ huynh đều bức xúc. Vì trường cháu tôi học phụ huynh đa số làm nông và công nhân, lao động tự do, chỉ một số ít là viên chức nhà nước. Thấy phụ huynh có vẻ không đồng tình với ý kiến của mình, cô chủ nhiệm bắt đầu kể ra nỗi khổ của mình. Cô bảo mấy năm trước, trường và giáo viên chủ nhiệm cũng cho học sinh đem vở về nhà, thế rồi các em làm bẩn vở. Đến lúc gần thi vở sạch chữ đẹp nhà trường kiểm tra, giáo viên chủ nhiệm bị kiểm điểm. Vậy là cô phải chạy đi mua lại tất cả vở để về viết lại nắn nót, sạch đẹp vở của những em đã bôi bẩn. Có khi cô phải thức suốt đêm để làm việc ấy. Không khí phòng học trầm xuống hẳn (!?). Buổi họp kết thúc, cô giáo khẳng định vẫn không cho học sinh đem vở viết về nhà bởi đây là chủ trương đúng đắn của nhà trường trên con đường hướng đến những tiêu chí để đạt trường chuẩn quốc gia. Cô bảo phụ huynh cần phải có trách nhiệm cùng với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường thực hiện mục tiêu này. Bởi trường đạt chuẩn quốc gia thì cả phụ huynh cũng sẽ rất vinh dự vì con mình được học ở đây. Nhưng thật tình chúng tôi có vinh dự không? Chỉ biết rằng học sinh có em viết chữ đẹp, cũng có em viết chữ xấu. Không thể cả lớp viết chữ đẹp hết được. Việc đáng làm là rèn luyện giúp đỡ các em ngày càng hoàn thiện chữ viết và thói quen giữ vở sạch. Và chỉ thế thôi. Tags: Câu chuyện giáo dụcNGUYỄN THÀNH GIANG
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
TP.HCM nằm trong nhóm 5 thành phố lún nhanh nhất thế giới THANH HIỀN 22/11/2024 Nghiên cứu mới đây của tạp chí khoa học Nature Sustainability cho thấy TP.HCM nằm trong nhóm 5 thành phố bị lún nhanh nhất thế giới.
KOL Huyền Phi từng ở nhà dột, hút hàng triệu người theo dõi để bán hàng Việt thế nào? BÔNG MAI 22/11/2024 Gắn liền với bộ đồ bà ba giản dị, giọng nói dễ mến, Huyền Phi đưa hàng triệu người xem trải nghiệm cuộc sống thôn quê bình dị qua video nấu ăn, đi ruộng... Sau tháng ngày ở nhà dột, kiếm ăn từng bữa, cô đổi đời, tạo công ăn việc làm cho nhiều người.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Nhân viên quán bia kể lúc đập khóa, dập tắt ngọn lửa trong căn nhà bốc cháy HỒNG QUANG 22/11/2024 Phát hiện đám cháy bùng lên trong căn nhà khóa cửa, 3 người đàn ông làm việc ở quán bia gần đó đã tiếp cận để phá khóa. Họ sau đó dùng bình cứu hỏa để dập tắt ngọn lửa.