TTCT - Trong danh sách thành phố có tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới năm ngoái của IQAir, chỉ có mỗi Benoni (Nam Phi, đứng thứ 96) là không ở châu Á. New Delhi một ngày mù mịt năm 2018. Ảnh: ReutersTrong danh sách thành phố có tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới năm ngoái của IQAir, chỉ có mỗi Benoni (Nam Phi, đứng thứ 96) là không ở châu Á. Và phần lớn - chính xác là 83 - cái tên trong top 100 đô thị khó thở này nằm ở Ấn Độ.Chất lượng không khí ở các thành phố Ấn Độ này đều vượt quá hướng dẫn của WHO hơn 10 lần, thậm chí 23 lần như Begusarai (đầu bảng, 118,9mg/m3). Đứng ngay sau thành phố nửa triệu dân ở bang miền bắc Bihar này là Guwahati, Delhi và Mullanpur, trước khi Lahore (Pakistan) kết thúc top 5. Theo báo cáo của IQAir, trên khắp Ấn Độ, hơn 1,3 tỉ người - tức 96% dân số - đang sống trong không khí có mức ô nhiễm cao hơn hướng dẫn an toàn của WHO 7 lần.Có lẽ ai cũng đã từng một lần thấy bức ảnh thủ đô New Delhi mịt mù khói bụi, bầu trời vàng đục, cảnh vật và con người mờ mờ ảo ảo. Hầu như năm nào truyền thông quốc tế cũng có bài về chuyện ô nhiễm không khí nơi đây, và điều mãi chưa được trả lời là vì sao không có gì thay đổi. "Thật không may, không có ý chí chính trị để giải quyết vấn đề này ở mọi đảng" - CNN dẫn lời Jyoti Pande Lavakare, tác giả sách về ô nhiễm không khí và đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận vì không khí sạch Care for Air.Thật ra Ấn Độ không đến mức không làm gì. Có chăng là do lực bất tòng tâm, hay tâm chưa đủ mạnh ngay từ đầu.Nếu chỉ tính riêng thành phố thủ đô (New Delhi đứng thứ 11 trong báo cáo thành phố ô nhiễm 2023 của IQA), nhà chức trách đã thử nhiều cách - phun nước tưới đường, giới hạn giao thông bằng quy định bảng số chẵn lẻ được phép lưu thông theo ngày xen kẽ, hay chi 2,4 triệu USD xây hai "tháp khói" khổng lồ để làm máy lọc không khí năm 2018. Và còn một loạt hành động khác: di dời ngành ô nhiễm ra khỏi thành phố, đóng cửa nhà máy điện chạy than, cấm xe cũ lưu hành, đặt tiêu chuẩn phát thải nghiêm ngặt và triển khai hệ giao thông công cộng bằng khí thiên nhiên.Kết quả, trong giai đoạn 2018-2022, nồng độ PM2.5 trung bình trong tháng 11 - thời điểm "mùa ô nhiễm" bắt đầu - không tăng cũng không giảm, CNN dẫn dữ liệu từ IQA. Tháng 11-2023, New Delhi lại vọt lên đứng đầu danh sách các thành phố có không khí ô nhiễm nhất trong ít nhất 5 ngày. Nhà chức trách dự tính dùng mưa nhân tạo để giảm bụi, nhưng các nhà khoa học không lạc quan lắm. Và suy cho cùng, "đó cũng chỉ là giải pháp tạm bợ", theo Frank Christian Hammes, CEO toàn cầu của IQA. Giải pháp cốt lõi hơn, đi thẳng vào gốc rễ của vấn đề là "ngưng đốt sinh khối và chuyển sang nhiên liệu sạch".Nỗ lực khiến không khí dễ thở hơn của New Delhi thường được đặt cạnh "câu chuyện thành công" của một thành phố khác, cũng là thủ đô của một nước có hơn tỉ dân: Bắc Kinh. "Khi Trung Quốc tận hưởng không khí sạch hơn, Ấn Độ vẫn chật vật vì ô nhiễm", Bloomberg ngày 7-12-2023 giật tít. Bài viết dẫn số liệu từ IQA cho thấy trong 30 ngày tính đến 9-11-2023, nồng độ PM2.5 trung bình ở New Delhi vẫn cao hơn Bắc Kinh 14 lần.So ở tầm quốc gia thì tương phản còn rõ nét hơn: Ấn Độ có 65 đại diện trong danh sách 100 thành phố ô nhiễm không khí nhất 2022, trong khi Trung Quốc có 16. Còn năm 2023, Ấn Độ có 83 và Trung Quốc 4.Các nhà phân tích cho rằng nỗ lực của New Delhi trong cuộc chiến với ô nhiễm không khí chưa đạt kết quả như mong đợi vì nhiều lý do như quy hoạch chưa phù hợp, chính sách thiết kế sai, thực thi chưa hiệu quả, thiếu phối hợp và các vấn đề chính trị.Một ví dụ về có giải pháp nhưng triển khai "lệch pha": Bằng công cụ chính sách, thủ đô Ấn Độ đã giảm đáng kể lượng xe ô tô lưu thông trên đường hơn 1/3 (trong tổng số 8 triệu xe theo thống kê 2015), song thải lượng ô nhiễm không khí từ giao thông vẫn là nguyên nhân gây ô nhiễm hàng đầu vì đường phố Ấn Độ vẫn thiết kế theo hướng "thân thiện" với ô tô hơn là người đi xe đạp hay đi bộ.Nhìn sang Bắc Kinh, sẽ thấy sự khác biệt. "[Bắc Kinh] thúc đẩy mạnh mẽ chuyện chuyển đổi từ than sang khí và năng lượng tái tạo, và dễ mua xe điện hơn là xe xăng ở đó" - Chim Lee, chuyên gia phân tích Trung Quốc của hãng nghiên cứu Economist Intelligence Unit, nói với Soutik Biswas, thông tín viên Ấn Độ của BBC.Theo Biswas, một nguyên nhân khác là các chính sách của New Delhi chỉ tập trung vào mỗi thủ đô mà bỏ quên các vùng lân cận; ngược lại, Bắc Kinh có hẳn kế hoạch để cải thiện ô nhiễm không khí ở các địa phương xung quanh. Kết quả là, trong giai đoạn 2013 và 2017, nồng độ bụi mịn ở Bắc Kinh và khu vực xung quanh giảm lần lượt 35% và 25%. "Chưa thành phố hay vùng nào khác đạt được thành tích này" - một báo cáo đánh giá của Liên Hiệp Quốc viết. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Ô nhiễm không khí Tiếp theo Tags: Ô nhiễm không khíẤn độTrung QuốcNew DelhiBắc kinh
Phó bí thư thường trực Nguyễn Thanh Nghị: Sẽ chung sức để TP.HCM ngày càng phát triển TIẾN LONG 25/01/2025 Ngay sau khi được trao quyết định, tân Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Nghị phát biểu nhận nhiệm vụ.
Ông Nguyễn Thanh Nghị làm Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM VIỄN SỰ 25/01/2025 Ông Nguyễn Thanh Nghị - ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng - làm Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM.
Ông Vũ Hồng Văn làm Bí thư Đồng Nai HÀ MI 25/01/2025 Ông Vũ Hồng Văn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai.
Ngoại trưởng Mỹ: Quan hệ Việt - Mỹ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế DUY LINH 25/01/2025 Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định như vậy trong cuộc điện đàm đầu tiên với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tối 24-1.