Đặc biệt, tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, không khí trong nhà bị ô nhiễm được ví như “sát nhân thầm lặng”, gây nên nhiều bệnh tật, thậm chí là tử vong mà con người nhiều khi không ngờ tới.
Ô nhiễm không khí trong nhà đã được Tổ chức Y tế Thế giới báo động từ lâu, trong bảy triệu ca tử vong liên quan tới ô nhiễm không khí trên toàn cầu thì có 3,3 triệu ca bắt nguồn từ ô nhiễm trong nhà (năm 2012).
Một nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động trong bốn tòa nhà ở nội thành Hà Nội cho thấy, nồng độ CO2 trong không khí trung bình là 860ppm, nồng độ Formaldehyde là 0,023ppm, nồng độ ozon là 0,067ppm, nồng độ các chất hữu cơ dễ bay hơi là 6,33ppm, nồng độ bụi hô hấp là 0,208 mg/m3, các chỉ tiêu sinh vật như tổng nấm là 1285Sl/m3 kk.
Việt Nam hiện chưa có tiêu chuẩn không khí trong nhà, tuy nhiên nếu áp các chỉ số trên vào một số tiêu chuẩn của quốc tế thì thấy vượt tiêu chuẩn cho phép.
Ví dụ, nồng độ Formaldehyde vượt quy định của Viện Quốc gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của Mỹ (NIOSH), nồng độ bụi hô hấp vượt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn Chất lượng không khí quốc gia (NAAQS) của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA, 1987).
Hiện Việt Nam chưa có tiêu chuẩn hay khuyến cáo chính thống nên việc đánh giá chất lượng môi trường không khí trong nhà vẫn đang là thách thức.
Vì vậy cần nhanh chóng nghiên cứu, biên soạn tiêu chuẩn, khuyến cáo về nồng độ chất ô nhiễm cho phép trong không khí trong nhà.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận