Tuy nhiên việc sử dụng các dược liệu có tính thanh nhiệt, lợi tiểu không được khuyến khích sử dụng để giải khát trong mùa nóng vì sẽ gây lợi niệu, mất ion và điện giải, cơ thể càng khát hơn nữa, đồng thời rối loạn cân bằng nội môi cơ thể, rất nguy hiểm...
Hoặc nhẹ hơn là người hay bứt rứt, giảm tập trung, cáu gắt, mất ngủ, tiêu hóa kém...
Ngoài ra, chúng ta có quan niệm trúng nắng, cảm nắng là phải đi dưới trời nắng gắt, mà quên rằng vẫn có thể cảm nắng do nhiệt độ nóng trong nhà, độ ẩm cao, nhiệt độ trung tâm cơ thể tăng với biểu hiện: bệnh nhân nhức đầu, thân hình co ro, sốt cao, sợ lạnh, da nóng nhưng không có mồ hôi.
Chúng tôi xin giới thiệu một số loại nguyên liệu vừa dễ tìm vừa giúp giải nhiệt, đồng thời phòng ngừa các triệu chứng hay gặp vào mùa nóng như ho, tiêu chảy, kém ăn... như sau:
Nước đậu ván trắng (bạch biển đậu): Dùng 20-30 gam sắc cùng 2-3 lát gừng tươi, ngày uống 2-3 lần giúp trị đau bụng do ăn không tiêu, trúng độc thức ăn. Theo đông y, bạch biển đậu vị cam, tính bình, kiện tì hòa trung, tiêu thử, hóa thấp, giúp điều trị tiêu chảy, chán ăn, nôn mửa do nắng nóng, ăn uống không điều hòa. Dùng dạng sống nấu nước uống nếu để giải nhiệt mùa nóng. Nếu người hay tiêu lỏng, tay chân lạnh thì rang thơm trước khi nấu nước uống.
Nước cà rốt (hồng la bặc): Nước ép cà rốt sống hoặc 100-200 gam cà rốt thái miếng, thêm 200-500 ml nước, đun đến mềm hoàn toàn, nghiền mịn, thêm ít muối. Để chỗ mát, dùng súp này trong 24 giờ. Vì theo đông y, cà rốt vị ngọt, tính bình, kiện tì tiêu thực, thanh nhiệt giải độc, hạ khí ngừng ho. Cách đơn giản vừa thanh nhiệt, giảm ho vừa chữa tiêu chảy khi trời nắng nóng.
Nước cần tây: Ăn sống với xà lách hoặc nước ép, uống mỗi ngày nửa ly (200 gam một ngày), hoặc nước sắc (30-50 gam khô hoặc 150-200 gam tươi nấu trong 1 lít nước) chia đều uống trong ngày. Theo đông y, cần tây vị ngọt, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, kiện kỳ, bình can, hạ khí. Có thể dùng chung với trần bì (vỏ quýt), mật ong. Giúp ích trong trường hợp kém ăn, ăn không ngon miệng, tiêu hóa đình trệ, suy nhược.
Nước cà chua: Dùng cà chua bóc vỏ ăn sống hoặc giã nát thêm đường để ăn hoặc phối hợp ngó sen (ngẫu tiết) vắt lấy nước uống. Sử dụng trong thời tiết nắng nóng làm tổn thương vị âm, cơ thể bứt rứt, khát nước, họng khô. Theo đông y, cà chua vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, dưỡng âm, mát huyết.
Hoặc đơn giản hơn, không những dùng khi tiêu chảy mà còn dùng để bù nước, bù điện giải trong những ngày nóng là dùng nước dừa tươi hoặc nước Oresol (pha thuốc đúng tỉ lệ quy định ghi rõ trên bao bì của nhà sản xuất). Hạn chế hoặc không dùng nước trà (khô hoặc tươi) vì trà cũng có tác dụng lợi tiểu, uống càng đặc lợi niệu càng nhiều.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận