Núi băng trôi đang hướng về nước Úc
TTO - Một núi băng trôi từ Nam Cực, lớn gấp đôi cảng Sydney, đang chầm chậm trôi về phía nước Úc nhưng khó đụng vào nước này, theo các nhà khoa học.
Phóng to |
Núi băng trôi B17B (thứ tư từ phải sang) tách rời khối băng ở Nam cực - Ảnh: Telegraph |
Núi băng trôi này mang ký hiệu B17B, dài 19,2km, và rộng 9km, do các nhà khoa học Úc ở Cơ quan Nam cực Úc (ADD) phát hiện, đang cách Úc 1.600km và trôi dần về hướng bắc nhờ dòng hải lưu và gió thuận.
Tiến sĩ Neal Young, nhà nghiên cứu băng trôi tại ADD, nói rằng nếu băng trôi này va chạm vào lãnh thổ Úc, nó có thể tạo ra chấn động 3-4 độ richter. Tuy nhiên, ông Young nói rằng núi băng này khó va chạm Úc, bởi vì trên đường di chuyển, nó có thể tan ra thành hàng trăm băng trôi nhỏ. Theo ông, do nước biển càng xa Nam cực càng nóng hơn, nên núi băng sẽ chảy tan mỏng dần, và vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ.
Ông nói rằng núi băng trôi lớn cỡ như núi B17B này, và trôi về phía Úc, là chưa hề thấy kể từ thế kỷ 19. Theo ông, núi băng này trước đây là lớn gấp ba lần hiện nay, đã tách ra từ khối băng Ross ở Nam cực vào năm 2000. Ông cho rằng việc nhìn thấy nhiều núi băng trôi lớn sẽ trở thành chuyện thông thường, nếu nhiệt độ biển tăng, do tình trạng trái đất ấm dần lên.
N.T.ĐA (Theo Telegraph)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận