Người khiếm thị hay những ai có khiếm khuyết cơ thể thường gặp nhiều thiệt thòi hơn so với người bình thường. Cũng vì lẽ đó, xã hội vẫn rất thường có những hoạt động để hỗ trợ, cùng chung tay góp phần giúp mọi hoàn cảnh, đối tượng hòa nhập và phát triển.
Thế nên cũng thật hiếm hoi khi có một trường hợp đã vô cùng kém duyên lại tỏ rõ "nguy hiểm" khi bình phẩm người khiếm thị bằng từ ngữ có phần thô bỉ, thiếu tôn trọng.
Như mới đây, một cô gái đã quay lại đoạn clip về anh chàng khiếm thị đang sử dụng smartphone tại quán ăn với dòng bình luận: "Đi ăn phở mà không tin được. Mù không thấy đường vẫn dùng được smartphone cảm ứng. Why? (Tại sao?)".
Hơn thế, việc quay clip bất kỳ một cá nhân nào nhưng đăng tải lên mạng xã hội khi chưa có sự cho phép của họ cũng là điều không nên.
Vậy nên khi sự việc xảy ra, dân mạng đã lập tức "chỉnh" cô bạn kém duyên bằng hơn 6.000 bình luận.
Tài khoản Anh Anry khuyên: "Mình góp ý cho bạn nha, lần sau mỗi từ ngữ bạn đã xác định đăng lên mạng xã hội cần chọn lọc vì chắc chắn khi bạn đăng lên sẽ có trái chiều".
Người dùng JinDepTryy cũng bày tỏ: "Chủ thớt nên xem lại cách ăn nói".
"Mình đi ăn phở, bắt gặp được khoảnh khắc một anh khiếm thị nhưng vẫn sử dụng được smartphone, thật đáng khâm phục", tài khoản Đắc Kỷ Hồ Ly gợi ý.
Tuy nhiên, giữa hàng ngàn người phản ứng lại lời bình phẩm của cô gái đăng tải đoạn clip thì hành động trả treo ngay sau đó của cô là "điểm nhấn" ấn tượng, khiến nhiều dân mạng ngán ngẩm không tưởng.
Ở bất kỳ góp ý nào làm phật lòng mình, chủ nhân đoạn clip đều phản pháo bất chấp là... cãi cùn.
Theo hình ảnh đại diện, "chủ thớt" là một cô gái khá xinh, còn rất trẻ. Thế nhưng cách hành xử kém duyên này đã phần nào phản ánh cách nhìn nhận vấn đề của cô.
Trước đó, cô gái này từng có một đoạn clip mang tính chất kỳ thị, hiện đã được xóa khỏi tài khoản TikTok của mình, cũng gặp không ít phản ứng từ dân mạng.
Cách đây không lâu, Việt Nam từng sở hữu Chỉ số văn minh trực tuyến được Microsoft công bố xếp top 5 trong số các quốc gia có ứng xử "kém văn minh" trên mạng xã hội với điểm số 78%.
Tuy có nhỉnh hơn đôi chút so với Nam Phi (83%), Peru (81%), Columbia (80%) và Nga (78%), song cũng đã phần nào phản ánh thực trạng bấy lâu về cách xử sự, thái độ của một bộ phận người dùng mạng xã hội Việt Nam.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận