TTCT - Trong ngôi nhà gỗ cổ ba gian ở thôn Hạ Lũng (quận Hải An, Hải Phòng) của cụ bà Nguyễn Thị Chuyên có một tấm ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh treo trang trọng. Bức ảnh đen trắng treo áp vào hàng rui, mè bằng gỗ lim nâu bóng. Trong ảnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh trông không giống như những bức chân dung thường thấy, vẫn đôi mắt sáng, vầng trán tinh anh nhưng trông Người trẻ và gầy hơn, phía dưới ảnh ghi: “Hồ - Chí - Minh. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Đó là bức ảnh mà bà Chuyên mua về từ cuối năm 1954, khi Hải Phòng còn chưa hoàn toàn giải phóng và gìn giữ đến bây giờ.Bà Nguyễn Thị Chuyên với bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh mua từ cuối năm 1954 - Ảnh: Nguyên NhungHơn nửa thế kỷ trước, đó là những ngày Hải Phòng còn ngột ngạt trong sự kìm kẹp của giặc Pháp trong 300 ngày giải giáp vũ khí sau khi Hiệp định Geneve về đình chiến ở Đông Dương được ký kết. Theo hiệp định, Hải Phòng và Kiến An là khu vực quân Pháp tập kết 300 ngày để rút khỏi miền Bắc. Đây cũng là nơi cuối cùng của miền Bắc được giải phóng.Hạ Lũng là một làng trồng rau màu và hoa ở ngoại ô. Sớm sớm người làng mang rau củ, hoa trái vào bán trong phố. Đôi mắt giăng mây, cụ Chuyên chậm rãi kể: “Hôm đó bán hết gánh hàng hoa, tôi quảy quang gánh đi vào cửa hàng tạp hóa gần chợ Sắt để mua kim chỉ, nhòm vào gian trong thấy treo bốn bức ảnh đã đóng sẵn trong khung kính. Ảnh chụp một ông cụ, mắt sáng, mũi thẳng, miệng rộng, tai to, nét nào ra nét ấy, đẹp quá.Thấy tôi cứ ngẩn ra nhìn, người bán hàng bảo đấy là ông Chủ tịch nước. Hồi ấy đã nghe nói nhiều về ông Hồ rồi, dân tình đồn đại là ông đang kéo quân về đây đuổi giặc Pháp đi, nước mình sẽ tự làm chủ, thế là tôi mừng quá lấy hết tiền bán hoa ra đòi mua bức ảnh to nhất. Hồi ấy vẫn tiêu bằng tiền “gánh dưa”, tức đồng tiền Đông Dương có in hình người gánh dưa, lâu ngày quá không nhớ là bao nhiêu nhưng cũng gần hết số tiền tôi bán gánh hoa hôm ấy. Người bán hàng giúp tôi bọc kỹ bức ảnh, khuyên nên lấy cái nón đậy lên trên kẻo bị chú ý.Theo bà Chu Ngọc Lan - trưởng phòng kiểm kê - bảo quản, Bảo tàng Hồ Chí Minh, đây là bức ảnh được nhà nhiếp ảnh Vũ Năng An chụp năm 1950. Tuy nhiên, bảo tàng không có thông tin về việc ảnh được in ấn ở đâu, phát hành như thế nào...Bấy giờ lính Tây, mật thám và người của các đảng phái phản động nhan nhản, tôi cũng lo lắm, sợ nhỡ nó phát hiện ảnh Cụ Hồ mà tịch thu mất. May sao, đận ấy chúng đang dồn dịch người ra mấy cái tàu “há mồm” cuối cùng đỗ ngoài cửa biển để vào Nam, tôi đi thoát về nhà. Ông nhà tôi bảo: Sắp qua 300 ngày, Pháp chuẩn bị rút hết rồi, để tôi treo lên mái nhà, chỗ cái tràng kỷ tiếp khách này cho mọi người biết Cụ Hồ”.“Đó là bức ảnh Bác Hồ duy nhất ở làng lúc ấy nên người ta đến xem đông lắm - bà Chuyên nhớ lại - Ai cũng trầm trồ thán phục vì danh tiếng ông cụ lúc ấy đã vang trong dân từ lâu. Hôm 19-5-1955, cả nhà tôi lên phố dự mittinh ở quảng trường Nhà hát lớn để mừng thành phố quê hương giải phóng. Người ta bảo “Hôm nay là sinh nhật Cụ Hồ”. Cái hôm cụ về Hải Phòng lần thứ hai vào mùng 2-6-1955, tôi đang bán hoa ở bờ sông Lấp, nom rõ ôtô chở cụ chạy chầm chậm qua. Ông cụ giống y trong bức ảnh treo ở nhà tôi. Dân mình đổ ra đón đông lắm, hàng vạn người tập trung hai bên đường vỗ tay, reo hò”.Dưới mái ngói cổ kính của ngôi nhà gỗ có tuổi đời hơn một thế kỷ đã diễn ra bao biến cố nhưng bức ảnh luôn được gìn giữ cẩn thận, treo trang trọng trên cao giữa gian phòng khách. Năm 1968, cơn bão số 7 cấp 12 quét qua làng, nhà bay hết ngói, may sao tấm ảnh với cái khung bằng gỗ thông dầu vẫn nguyên vẹn. Rồi năm 2009, khi ngôi nhà đã xuống cấp phải dỡ ra làm lại, bà Chuyên sai con cháu bọc cất bức ảnh cẩn thận để khi nhà làm xong lại đem tấm ảnh treo đúng chỗ cũ.Sau hơn nửa thế kỷ, bức ảnh hầu như không thay đổi, vẫn khung gỗ thông lên nước đen bóng, mặt kính vẫn trong veo như ngày mới mua về khiến chân dung Cụ Hồ hiện sáng rõ từng đường nét. Hỏi vì sao giữ bức ảnh Cụ Hồ được lâu đến thế, bà Chuyên chỉ trả lời giản dị: “Cụ Hồ vì dân vì nước, ai nhìn ảnh cũng thấy đẹp thì tại sao lại không treo, không giữ”. Rồi bà nhắc con cháu cẩn thận khi bắc thang lấy ảnh xuống cho chúng tôi chụp lại... Tags: Ảnh Bác HồChân dung Bác HồNhà nhiếp ảnh Võ Năng An
Sắp xếp lại đơn vị hành chính: để Mỹ Tho, Đà Lạt không trở thành phường, xã cao vũ minh (Trường ĐH Kinh tế - luật) 10/04/2025 1816 từ
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc TTXVN 15/04/2025 Tuổi Trẻ Online trân trọng đăng toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình THANH HIỀN 15/04/2025 Trong màn trống hội và tiết mục múa của các thiếu nữ mặc trang phục 54 dân tộc Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng ông Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam rất thành công.
Ông Nguyễn Văn Nên: Bí thư TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương đã gặp trao đổi việc sáp nhập TIẾN LONG 15/04/2025 Bí thư TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đã gặp gỡ, trao đổi về việc sáp nhập 3 địa phương thành TP.HCM mới, theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên.
Bộ Y tế đề nghị phối hợp làm rõ, xử lý vi phạm quảng cáo sữa của BTV Quang Minh và Vân Hugo DƯƠNG LIỄU 15/04/2025 Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Cục Văn hóa cơ sở đề nghị phối hợp quản lý quảng cáo thực phẩm liên quan đến tình trạng người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật.