Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
TTO - Gõ cửa nhiều trường đại học xin dự tuyển ngành ngôn ngữ Anh nhưng đều bị từ chối, cô nữ sinh khiếm thị Nguyễn Thanh Vinh không nản chí và cuối cùng giành được suất học bổng toàn phần hơn 1 tỉ đồng của ĐH RMIT.
Mắc một chứng bệnh lạ, ngay từ khi sinh ra Nguyễn Thanh Vinh đã không thể nhìn thấy mọi vật xung quanh.
Tuy nhiên, với tinh thần lạc quan và sự nỗ lực vượt bậc trong học tập, mới đây cô nữ sinh quê Ninh Thuận đã xuất sắc giành được suất học bổng toàn phần duy nhất của ĐH quốc tế RMIT Việt Nam.
Mẹ Vinh mất sớm vì bệnh ung thư, Vinh sống cùng với ba và anh chị. Ba Vinh cũng là một người khiếm thị, nhưng nhờ năng khiếu bẩm sinh và sự "chịu thương, chịu khó", một mình ông đã nuôi lớn ba anh em Vinh bằng nghề làm nông.
Còn Vinh, dù không có được một đôi mắt sáng nhưng em luôn khao khát được đi học. Thương con, năm nào ba Vinh cũng dắt em đến từng trường gõ cửa xin nhập học, nhưng suốt 6 năm trời đều chỉ nhận được cái lắc đầu với lí do "không biết cách dạy người khiếm thị".
Nguyễn Thanh Vinh chia sẻ mong ước được giúp đỡ người khuyết tật và đóng góp chút gì đó cho xã hội - Video: HOÀNG ĐÔNG
Không được đi học, cô bé Vinh vẫn luôn sống lạc quan và tự học theo cách riêng của mình. Vinh nhờ anh chị dạy chữ và học thêm thông qua radio. Đến năm 2009, nhờ người quen giới thiệu, Vinh được nhận vào học tập ở mái ấm Thiên Ân - mái ấm nuôi dạy trẻ khiếm thị ở TP.HCM.
Vốn rất thông minh, chỉ trong hai năm Vinh đã hoàn thành hết chương trình tiểu học. Ngay sau đó em được tạo điều kiện đến học tập chung với các bạn học sinh bình thường ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Tân Phú đến hết cấp III.
Suốt 7 năm học tập tại đây, Vinh liên tục giành được danh hiệu học sinh giỏi khiến bạn bè và thầy cô rất nể phục. Bảo Ngọc - bạn chung lớp phổ thông với Vinh chia sẻ: "Ở Vinh em cảm nhận được một năng lượng sống vô cùng tích cực.
Mỗi khi gặp khó khăn, chưa bao giờ em thấy bạn buồn bã hay lùi bước. Chính tinh thần của bạn cũng đã ảnh hưởng đến em rất nhiều, giúp em nỗ lực nhiều hơn trong học tập cũng như cuộc sống".
Khi được hỏi vì sao đối diện với rất nhiều khó khăn nhưng Vinh vẫn giữ được tinh thần lạc quan, em chỉ cười bảo: Chắc được di truyền từ ba.
"Nếu nói khó khăn chắc chắn ba em sẽ còn có nhiều khó khăn hơn em. Nhưng ba vẫn sống rất vui vẻ và luôn động viên con cái sống tích cực. Nhờ ba, lúc nào em cũng cảm thấy rất yêu đời.
Em nghĩ, bản thân mình không chọn được hoàn cảnh thì mình cứ chọn cách sống để đương đầu thôi. Có được một tinh thần tốt tự khắc mình sẽ làm được những việc khác rất tốt.
Cứ như ba em đấy, dù không nhìn thấy nhưng đâu ai nghĩ ba có thể nuôi gà nuôi heo và trồng trọt rất giỏi. Em rất tự hào về ba", Vinh bộc bạch.
Chia sẻ về những khó khăn khi học tập ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Tân Phú, Vinh kể ở các môn tự nhiên thầy cô thường dùng thước giảng bài trên bảng mà không đọc rõ đó là số nào, phép toán gì.
Từ đây, Vinh cùng 3 người bạn khác nảy ra ý tưởng thực hiện một dự án nhằm hỗ trợ về phương pháp giảng dạy trẻ khiếm thị cho giáo viên ở các trường có học sinh khiếm thị đang học hòa nhập.
Năm 2017, trong một chương trình của tổ chức UNICEF nhằm tài trợ cho các thanh thiếu niên có dự án thiết thực cho cộng đồng, ý tưởng của nhóm Vinh đã vượt qua gần 60 đối thủ, trở thành một trong 5 dự án được UNICEF chọn tài trợ kinh phí thực hiện. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp Vinh giành được suất học bổng hơn 1 tỉ đồng từ ĐH RMIT.
Trong quá trình làm dự án, Vinh phát hiện có rất nhiều tài liệu tiếng Anh hay về phương pháp giáo dục trẻ khiếm thị. Vì vậy Vinh quyết tâm theo đuổi ngành học biên phiên dịch.
"Em nghĩ với công việc biên phiên dịch, đầu tiên em có thể tìm được một việc làm để nuôi sống mình và gia đình. Tiếp đến khi đã đủ tiềm lực, em muốn thực hiện một website chuyên cung cấp những tài liệu phương pháp giáo dục trẻ khiếm thị dành cho giáo viên và phụ huynh.
Qua website này, em mong muốn mọi người hiểu rõ hơn về người khiếm thị, từ đó có những phương pháp giáo dục đúng đắn để bọn em trở thành người có ích trong xã hội", Vinh chia sẻ.
Với ý nghĩ này, khi chuẩn bị tốt nghiệp lớp 12, Vinh đến gõ cửa các trường ĐH ở TP.HCM để xin dự tuyển ngành ngôn ngữ Anh, tuy nhiên các trường đều từ chối vì không đủ điều kiện hỗ trợ sinh viên khiếm thị trong ngành học này.
Nhiều người khuyên Vinh nên chọn một ngành học khác dễ dàng hơn nhưng em quyết không bỏ cuộc. Qua vài người bạn, Vinh biết được ĐH RMIT có nhận giảng dạy sinh viên khiếm thị ở mọi ngành học. Vậy là Vinh dốc sức để được vào ngôi trường này.
"Em quan niệm một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Vì vậy dù biết cơ hội rất mong manh nhưng em vẫn thử. Trường hợp nếu rớt học bổng, em sẽ tự tìm thêm các khóa học tiếng Anh bên ngoài để thực hiện mục tiêu của mình.
Ai cũng có một ước mơ và học sinh khiếm thị chúng em cũng vậy. Em hi vọng thời gian sắp tới các trường sẽ có chính sách cởi mở hơn để những bạn như em cũng có cơ hội được theo đuổi ngành học mình yêu thích", Vinh tâm sự.
Nhận xét về cô học trò nhỏ, thầy Nguyễn Quốc Phong - giám đốc mái ấm Thiên Ân chia sẻ: "Lúc biết Vinh chỉ nộp hồ sơ ứng tuyển vào một trường duy nhất là RMIT, bản thân tôi cũng rất lo lắng.
Tuy nhiên là người theo dõi em từ nhỏ, tôi thấy em có nỗ lực rất lớn. Em có một mục tiêu rất rõ ràng và biết cách từng bước thực hiện mục tiêu đó. Với những điều này, tôi tin Vinh sẽ còn gặt hái được nhiều thành công khác trong tương lai".
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận