Cảnh này không chỉ mang cảm giác hài hước mà còn phản ánh những bất bình đời thực của phụ nữ đã kết hôn, phê phán chênh lệch giới tính.
Nữ hoàng nước mắt thay đổi chuẩn mực giới tính
Ngay tập 1, hình ảnh Baek Hyun Woo - nam chính - cùng nhiều đàn ông đẹp trai, phong độ, tài giỏi đeo tạp dề làm bánh, nấu và bày trí món ăn để chuẩn bị bữa tiệc đám giỗ ở nhà vợ.
Hành động đàn ông vào bếp được nhân vật em vợ lý giải: "Ngày xưa, các gia đình hoàng tộc đều bắt các thành viên nam chuẩn bị hết cho lễ giỗ. Chủ tịch thích truyền thống của hoàng tộc nên làm việc này bao năm rồi".
Trailer phim Nữ hoàng nước mắt
Dù trong lòng bực bội bởi "thật là lãng phí tài năng", Baek Hyun Woo lầm bầm, nhưng tay anh vẫn thoăn thoắt trang trí món ăn trong đĩa.
Một nhân vật nam khác bày tỏ với thái độ không vui: "Đây là lễ giỗ nhà họ Hong mà, trong đây không ai mang họ đó cả. Họ phải tự chuẩn bị chứ".
Phim là vậy nhưng thực tế, theo truyền thống, nhiệm vụ này thuộc về con dâu ở Hàn Quốc.
Vì vậy, việc đàn ông mặc tạp dề đi ngược lại giá trị truyền thống xã hội Hàn Quốc nói riêng và châu Á nói chung.
Nó biến bộ phim thành tấm gương soi cho xã hội, phản ánh sự phi lý phân biệt giới tính. Đồng thời phim châm biếm những tàn dư của văn hóa gia trưởng bằng cách để nam giới đảm nhận những vai trò truyền thống dành riêng cho phụ nữ ở Hàn Quốc.
Thành công của Nữ hoàng nước mắt vượt ra ngoài Hàn Quốc, gây tiếng vang với người xem ở những quốc gia như Indonesia, nơi đàn ông gia trưởng cũng ăn sâu tương tự.
Theo Korea Times, một khán giả Indonesia 22 tuổi bày tỏ sự đồng tình với chủ đề của bộ phim:
"Nhiều phụ nữ vẫn sống với quan niệm phải nấu ăn cho chồng và gia đình họ.
Thật là sảng khoái khi nói về văn hóa gia trưởng với gia đình tôi thông qua một bộ phim truyền hình Hàn Quốc. Ở một khía cạnh nào đó, Nữ hoàng nước mắt mang tính giáo dục".
Nhà phê bình phim truyền hình Gong Hee Jung ca ngợi phim châm biếm chế độ phụ hệ, đánh dấu bước quan trọng trong việc thay đổi các chuẩn mực giới tính.
Lọ Lem cũng không đảm bảo hạnh phúc
Nữ hoàng nước mắt là một ví dụ mới nhất cho thấy sự thay đổi hình ảnh phụ nữ trong các phim Hàn Quốc hiện nay.
Nữ diễn viên kiêm ca sĩ nổi tiếng Uhm Jung Hwa từng phát biểu rằng ánh đèn sân khấu hiếm khi chiếu vào phụ nữ trong thập niên 90 của thế kỷ trước, khi "mục tiêu cuộc sống của phụ nữ tập trung vào việc tìm kiếm người đàn ông hoàn hảo", cô bảo.
Nhưng nay nhiều bộ phim truyền hình Hàn xây dựng nhân vật nữ phức tạp và mạnh mẽ, phản ánh những thay đổi nhất thời trong xã hội.
Như trong Nữ hoàng nước mắt, nữ giám đốc Queens Group Hong Hae In (diễn viên Kim Ji Won) đóng vai chính, làm đảo ngược vai trò giới tính truyền thống và đưa ra một góc nhìn mới về câu chuyện Lọ Lem.
Nhà phê bình văn hóa Jung Duk Hyun cho rằng sự nổi tiếng của bộ phim là do đảo ngược vai trò giới tính và hài hước:
"Bộ phim đã lật ngược kịch bản của những bộ phim hài lãng mạn với một thông điệp rằng Lọ Lem cũng không đảm bảo hạnh phúc".
Nữ hoàng nước mắt xoay quanh câu chuyện tình yêu giữa Hong Hae In (diễn viên Kim Ji Won) - nữ thừa kế Tập đoàn Queens Group thế hệ thứ ba - và Baek Hyun Woo (Kim Soo Hyun).
Hiện phim đang thống trị bảng xếp hạng ở 9 quốc gia vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam và đang ở vị trí trong top 10 tại 28 quốc gia trên toàn cầu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận