Phóng to |
Ảnh: Nguyễn Đình Toàn |
* Đây không phải là lần đầu tiên Hội Nhạc sĩ Việt Nam bị phản đối về danh sách đề cử Giải thưởng Nhà nước, là người làm nghề lâu năm, ông nhận xét gì về tình trạng này?
- Tôi thấy buồn lắm. Hội Nhạc sĩ trong những năm gần đây ít có tác động đối với phong trào âm nhạc nhưng lại xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc làm mất nhiều uy tín của một số nhạc sĩ. Chính vì việc mất đoàn kết này mà mỗi khi có giải thưởng này, giải thưởng kia thì y như rằng gây ra hiện tượng kiện cáo.
Còn riêng về Hội Nhạc sĩ, tôi cũng đặt câu hỏi rằng Hội Nhạc sĩ đang đại diện cho ai khi giới trẻ không còn niềm tin, giới già thì xa cách nhau? Người ta đã nói đùa rằng thử cho Hội Nhạc sĩ tạm giải thể một vài năm xem phong trào âm nhạc có sa sút gì không, để chứng tỏ Hội Nhạc sĩ không có tác dụng gì. Bản thân tôi cho rằng vấn đề không phải lỗi tại ai mà cơ chế hoạt động như vậy chỉ tốn tiền của Nhà nước mà không hiệu quả.
"Chính vì việc mất đoàn kết mà mỗi khi có giải thưởng này, giải thưởng kia thì y như rằng gây ra hiện tượng kiện cáo" |
- Vấn đề phức tạp này cũng hoàn toàn không phải do lỗi của các nhạc sĩ, vì thật ra công chúng hiểu rằng môi trường âm nhạc của ta đang xuống cấp một cách ghê gớm, thậm chí hỗn loạn. Có những sáng tác không gọi là dở nhưng không biết sử dụng vào đâu và âm nhạc nhăng nhố chiếm lĩnh thị trường, còn âm nhạc nghiêm túc chỉ còn hiện diện trong các trường đào tạo về âm nhạc. Giải thưởng của Hội Nhạc sĩ thì không vang lên được, như vậy có rất nhiều vấn đề đối với âm nhạc hiện nay.
* Mở rộng ra, theo ông, việc xét tặng giải thưởng hay danh hiệu dành cho các nghệ sĩ trước đây có gì khác so với hiện nay?
- Năm lần làm phó chủ tịch hội đồng, tôi thấy để được xét tặng rất khó, còn bây giờ đã có dấu hiệu tiêu cực và “hầm bà lằng”. Trước đây có sự định hướng rõ ràng, đúng đắn, quy chế tương đối cụ thể về tác phẩm và giá trị của tác phẩm, ví dụ những người trong thời kỳ đầu không thể phủ nhận như Đỗ Nhuận, Nguyễn Xuân Khoát... Nếu so sánh từng tác phẩm thì thấy những đóng góp trong thời gian đó lớn hơn hẳn, như cả một chùm tác phẩm của Đỗ Nhuận về Điện Biên Phủ chẳng hạn. Nhưng bắt đầu đến kỳ thứ ba đã không có cá nhân vượt trội và các cá nhân không công nhận nhau.
* Theo kinh nghiệm của ông, việc khiếu nại của các nhạc sĩ lần này nên được giải quyết ra sao?
- Trước đây nếu từ hội đồng cơ sở để lọt thì hội đồng cấp bộ sẽ “gắp” lên nếu thấy nhạc sĩ nào đó oan ức, thậm chí còn phủ định một người nào đó trong danh sách được đề cử. Tuy nhiên, bây giờ việc này khó khăn hơn vì hội đồng cấp bộ không hoàn toàn nắm được hoạt động nghệ thuật của các cá nhân. Nếu không biết gì về nghề, khó có thể đánh giá thành quả lao động của anh em những năm qua.
Vì Giải thưởng Nhà nước không khống chế về số lượng nên muốn có một giải thưởng có giá trị cần phải lấy quy chế cũ để làm quy chuẩn chung. Nếu cần thiết, thà rằng làm thật chặt để có được những giải thưởng xứng đáng còn hơn quá dễ dãi để trao giải thưởng cho những cá nhân không xứng đáng. Bởi thế, hội đồng cấp bộ phải rất vô tư và biết xem xét tận gốc rễ, vì nếu thiếu công bằng, giải thưởng sẽ mất đi sự cao quý và giá trị.
Khiếu nại quanh đề cử Giải thưởng Nhà nước về âm nhạc Xung quanh đề cử Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về âm nhạc, cho rằng hội đồng cơ sở thiếu công bằng trong khi xét duyệt hồ sơ, có năm nhạc sĩ ký vào đơn khiếu nại - kiến nghị đến Hội Nhạc sĩ VN, chủ tịch hội đồng nghệ thuật của Hội Nhạc sĩ VN, chủ tịch hội đồng cơ sở thẩm định tác phẩm âm nhạc 2010 khi bị loại khỏi danh sách đề cử lên hội đồng cấp bộ ngày 4-1-2011: Đoàn Bổng, Đinh Quang Hợp, Ngọc Khuê, Thế Song, Lê Việt Hòa. Sau đó, vụ việc có thêm sự đồng tình của các nhạc sĩ Văn Thành Nho, Trương Tuyết Mai, Phan Long,... Không nhận được hồi âm, các nhạc sĩ gửi đơn tới các cơ quan, ban ngành của Bộ VH-TT&DL. Các đơn kiến nghị cho rằng với số lượng trên 300 tác phẩm âm nhạc, công trình nghiên cứu của 68 tác giả; mà hội đồng cơ sở chỉ làm việc trong ba ngày (20, 21 và 22-12-2010) thì việc xét duyệt là khó chính xác, thiếu công tâm mà dựa theo cảm tính là chính. Các nhạc sĩ cũng tỏ ra băn khoăn khi trong danh sách đề cử có tên những nhạc sĩ không mấy ai biết đến, chưa có tác phẩm được đông đảo công chúng biết tới. Ban thường vụ Hội Nhạc sĩ VN cũng đã họp vào sáng 14-6 về vấn đề này. Theo đó, Hội Nhạc sĩ VN sẽ xem xét lại danh sách đề cử Giải thưởng Nhà nước 2010 về văn học nghệ thuật, lĩnh vực âm nhạc. Danh sách 28 đề cử vẫn giữ nguyên, chỉ xét bổ sung để gửi lên Bộ VH-TT&DL. Cả Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước đều được xét căn cứ trên danh sách này. Số lượng người đoạt giải không hạn chế, tùy tình hình thực tế. Sau đó, hồ sơ xét duyệt tiếp tục được trình lên hội đồng cấp bộ và cuối cùng là cấp nhà nước. * Trong số 68 nhạc sĩ được thông báo làm hồ sơ có 28 nhạc sĩ được đề nghị xét duyệt Giải thưởng Nhà nước 2010 về văn học nghệ thuật, lĩnh vực âm nhạc. * Hội đồng cơ sở giữ trách nhiệm đề cử bao gồm các nhạc sĩ: Trần Long Ẩn, Phan Huỳnh Điểu, Ca Lê Thuần, Chu Minh, Đôn Truyền, Phạm Ngọc Khôi và GS.TSKH Tô Ngọc Thanh. Theo tin từ nhạc sĩ Đoàn Bổng, ngày 27-6 hai người được bổ sung vào hội đồng cơ sở là GS Trọng Bằng và NSND Trung Kiên. Tuổi Trẻ đã liên lạc với nhạc sĩ Trần Long Ẩn - chủ tịch hội đồng, nhưng ông nói đang bận họp và từ chối trả lời. Đồng thời chúng tôi cũng liên lạc với nhạc sĩ Ca Lê Thuần và nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (thành viên hội đồng) nhưng cả hai nhạc sĩ đều tắt máy. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận