“Cần bổ sung quy định đương sự có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải nộp lệ phí” - chánh án nói. Có ý kiến đề nghị giải thích rõ việc quy định nộp lệ phí có làm hạn chế quyền của công dân không?
Theo ông Bình, quyền phải đi đôi với nghĩa vụ. Một bản án đã có hiệu lực pháp luật mà muốn yêu cầu xem xét lại thì cả một guồng máy nhà nước phải vận hành để giải quyết yêu cầu của công dân, như vậy phải có một khoản lệ phí nào đấy.
Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị cũng đặt ra vấn đề tránh yêu cầu kháng nghị tràn lan, “cầu may” trong khi bản án đã có hiệu lực pháp luật.
“Chúng tôi quy định theo hướng nếu như nộp lệ phí thì tòa án sẽ mở ngay phiên xét đơn theo thủ tục là có kháng nghị hay không kháng nghị, nếu có kháng nghị thì trình ra hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm để giải quyết. Còn nếu như không đóng án phí thì tòa án vẫn xem xét và vẫn theo thời hiệu là ba năm” - ông Bình cho hay.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền hỏi: “Một trong những tồn tại lớn nhất là việc tồn đọng đơn đề nghị giám đốc thẩm, vậy trong luật có
quy định nào để giải quyết được tình trạng này? Ngoài quy định phải nộp phí thì còn giải pháp nào khác?”. Chánh án Trương Hòa Bình đáp rằng có nhiều giải pháp, nhưng nộp phí là một trong những giải pháp làm giảm thiểu tình trạng tồn đọng, quá tải đơn yêu cầu kháng nghị.
“Trước khi yêu cầu giải quyết, người ta phải xem xét kỹ lưỡng, luật sư cũng phải xem xét kỹ xem có khả năng thắng kiện không thì mới đưa đơn, tránh tình trạng đưa đơn cầu may và để kéo dài thời gian thi hành án” - ông nói.
Liên quan đến quy định “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ án dân sự với lý do chưa có điều luật để áp dụng”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Luật cho biết nhóm nghiên cứu của ủy ban đề nghị không nên đưa vào luật. Lý do là vì “không có điều luật áp dụng thì tòa án sẽ xét xử dựa trên cơ sở, căn cứ nào?”.
Nghĩ khác, bà Lê Thị Thu Ba - phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương - cho rằng nếu tòa án từ chối giải quyết một vụ án với lý do không có điều luật để áp dụng thì sẽ xảy ra tình trạng người dân xử sự với nhau bằng “luật rừng”, rất nguy hiểm.
Hơn nữa, xã hội luôn vận động, kinh tế phát triển, những ngành nghề mới, quan hệ mới phát sinh không thể có luật nào lường trước để quy định, điều chỉnh hết được. Vì vậy, tòa án phải giải quyết, phân xử khi có yêu cầu của người dân, tổ chức.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận