23/02/2014 12:28 GMT+7

Nộp tiền để tồn tại công trình trái phép: phạt không đủ răn đe

D.NGỌC HÀ
D.NGỌC HÀ

TT - Mức phạt đối với công trình kinh doanh (chung cư, văn phòng cho thuê...) là 50% giá bán ghi trong hợp đồng, với nhà riêng lẻ ở tầng trệt là 100% giá đất theo quy định.

7CO6zwjg.jpg
Tòa nhà BMC (đường Võ Văn Kiệt, Q.1, TP.HCM) từng “dính” lỗi xây sai phép - Ảnh: Q.Đ.

Nhiều ý kiến cho rằng mức tiền phạt mà chủ đầu tư công trình xây dựng trái phép phải nộp theo quy định quá thấp, không đủ sức để làm chủ đầu tư chùn tay xây trái phép.

Bộ Xây dựng vừa ban hành thông tư 02 hướng dẫn nghị định 121 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng (có hiệu lực từ ngày 30-11-2013). Một trong những nội dung mới của thông tư này là quy định về cách tính giá trị phần xây dựng sai phép, không phép làm cơ sở để tính số tiền phạt mà chủ đầu tư công trình phải nộp cho Nhà nước.

b4OwcZmd.jpg
Tòa nhà Bảo Việt trên đường Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM được tồn tại phần xây dựng sai phép. Theo quy định mới, những trường hợp sai phạm tương tự, để tồn tại chủ đầu tư phải nộp phạt tương đương 50% giá bán ghi trên hợp đồng - Ảnh: Q.Định

Tiền phạt bằng 50% giá bán

Theo nghị định 121 nói trên, nếu chủ đầu tư công trình xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế hoặc sai thiết kế đô thị được duyệt mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất được sử dụng hợp pháp thì được đóng tiền phạt để hợp thức hóa công trình (điều chỉnh giấy phép xây dựng và không phải tháo dỡ phần nhà trái phép).

Bộ Xây dựng cũng lưu ý chỉ áp dụng hình thức đóng tiền phạt để tồn tại phần nhà trái phép đối với trường hợp công trình vi phạm được phát hiện khi công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng hoặc khi hành vi vi phạm đã kết thúc. Người có thẩm quyền xử phạt là người quyết định và chịu trách nhiệm xác định giá trị phần nhà trái phép.

Tiền phạt quá thấp

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo thanh tra Bộ Xây dựng cho biết việc tính toán tiền phạt như vậy là đã “đắt” lắm rồi. Trong giá bán thì chủ đầu tư đã tính cả tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng, lãi suất vay ngân hàng, phí quản lý... Thu 50% giá bán thì có khi chủ đầu tư đã lỗ vốn rồi. Đối với nhà ở riêng lẻ, nhiều khu vực đô thị giá 1m2 đất đến 80 triệu đồng, chủ nhà vi phạm phải đóng 32 triệu đồng/m2 đối với tầng trệt thì con số đã rất kinh khủng. Theo vị này, nếu thu hết 100% thì doanh nghiệp và người dân sẽ không có tiền đóng.

Tuy nhiên, một chuyên gia về kinh tế xây dựng tại TP.HCM có cách nhìn khác. Ông này cho rằng chủ đầu tư chỉ tốn thêm chi phí xây dựng đối với phần xây dựng sai phép tăng thêm của công trình. Đối với phần này, chủ đầu tư không phải tốn thêm phí thiết kế, phí quản lý hay tiền sử dụng đất vì họ đã tính toán toàn bộ trong diện tích xây dựng hợp pháp. Vì vậy, “nới” thêm được mét vuông nào là chủ đầu tư “lãi to” mét vuông đó. Ví dụ, một công trình ở đường Võ Văn Kiệt có giá bán căn hộ khoảng 30 triệu đồng/m2. Chủ đầu tư xây dựng sai phép sẽ phải nộp lại 15 triệu đồng/m2, chi phí xây dựng khoảng 6 triệu đồng/m2 thì chủ đầu tư còn “lãi” gần 9 triệu đồng cho 1m2 xây dựng sai sau khi trừ lãi vay ngân hàng. Tương tự, đối với nhà ở riêng lẻ thì số tiền phạt đóng cho Nhà nước vẫn thấp hơn nhiều so với chi phí thiệt hại mà chủ nhà phải tháo dỡ phần xây dựng trái phép. “Mức phạt như vậy chưa đủ “đô” để làm chủ nhà chùn tay xây dựng trái phép” - vị chuyên gia kinh tế xây dựng nhận định.

TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng mức tiền phạt phải cao gấp nhiều lần giá trị của phần xây dựng trái phép thì mới làm người dân ngần ngại khi phải lựa chọn giữa xây dựng đúng và sai phép. “Theo tôi thì phải gấp hai, ba lần giá đất tại vị trí xây dựng trái phép. Đừng sợ người vi phạm không đóng nổi. Phải đưa ra cái mức họ không đóng nổi để họ không bao giờ lựa chọn vi phạm. Như vậy mới thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, mới giữ được quy hoạch đô thị” - ông Sơn hiến kế.

KfuOffd8.jpg
D.NGỌC HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên