Những hình ảnh đầu tiên về vụ sạt lở tại Trà Vân - Video: KIM CHUNG
Xã Trà Vân là địa điểm sạt lở nằm cách xa điểm sạt lở xã Trà Leng (huyện Nam Trà My), giao thông đến xã này hoàn toàn biệt lập, sóng điện thoại hiện cũng rất chập chờn.
Ngay trong sáng 29-10, anh Trương Kim Chung (ngụ tại thị trấn Nam Trà My) đã đi bộ hơn 3 giờ đồng hồ vào điểm sạt lở ở thôn 1, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Theo anh Chung, đến chiều 29-10, cả 8 nạn nhân qua đời sau vụ sạt lở thuộc 3 gia đình đã được người dân chôn cất với những nấm mồ tập thể.
Qua điện thoại, chúng tôi nghe thấy những tiếng than khóc nhói lòng khi người dân địa phương chuẩn bị chôn cất những nạn nhân xấu số sau đại họa. Anh Chung cho biết cả một xóm đã bị đất đá vùi lấp, những ngôi nhà của các nạn nhân ngổn ngang đất đá dưới chân một ngọn núi.
Hiện tại, trong thôn vẫn còn những người bị thương nhẹ và đã được sơ cấp cứu.
Người dân địa phương đã tạm thời di tản đến những nơi an toàn và chuẩn bị phương án di dời khỏi vùng nguy hiểm bởi nguy cơ đất đá tiếp tục sạt lở.
Theo anh Chung, đường vào xã Trà Vân có rất nhiều điểm sạt lở, người dân chỉ còn cách đi bộ băng qua những điểm sạt lở mới có thể tiếp cận vào xã này.
Nạn nhân xấu số được người dân địa phương khiêng đi chôn cất - Ảnh: KIM CHUNG
Bản làng tan hoang sau đại họa - Ảnh: KIM CHUNG
Một người phụ nữ ngồi bần thần trước tấm ảnh người thân, bên cạnh chị là thi thể những người thân đã bị vụ sạt lở cướp đi mạng sống - Ảnh: KIM CHUNG
Đất đá sạt lở xóa sổ cả một xóm nghèo - Ảnh: KIM CHUNG
Thôn 1, xã Trà Vân ngổn ngang bùn đất - Ảnh: KIM CHUNG
Cây cối đổ trên đường vào xã Trà Vân - Ảnh: KIM CHUNG
Dấu tích của trận lũ vào ngày 28-10, giao thông bị chia cắt - Ảnh: KIM CHUNG
Thôn 1, xã Trà Vân hiện vẫn còn nguy cơ sạt lở, người dân phải tạm trú ở những nơi an toàn hơn - Ảnh: KIM CHUNG
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận