TTCT - Ngày 17-10, giám đốc kênh truyền hình quốc tế Nga Russia Today (RT) thông báo trên Twitter: tài khoản của RT ở Anh quốc đã bị phong tỏa. “Toàn bộ tài khoản. Và không thể kháng cáo. Tự do ngôn luận muôn năm!” - Margarita Simonyan viết. Minh họa Trong thư gửi khách hàng RT ở London, National Westminster Bank (NatWest) không giải thích lý do, chỉ báo toàn bộ Royal Bank of Scotland Group (RBS), trong đó NatWest là một thành phần, “sẽ từ chối phục vụ RT”, và “quyết định này là cuối cùng, ngân hàng sẽ không tham gia bất cứ cuộc thảo luận nào liên quan đến nó”. Cảnh báo của OFCOM Thư đề nghị RT kiếm khách hàng khác, đưa một số cột mốc để giải quyết những vấn đề kỹ thuật liên quan các thẻ tín dụng, tài khoản của RT, tất cả đều phải kết thúc trước tháng 12-2016. RT hoàn toàn bất ngờ trước diễn biến này, bà Margarita Simonyan trả lời trang web RBK thú nhận. Trước mắt, bà không loại trừ giả thiết rằng bước đi này “liên quan đến một số quyết định trừng phạt của Anh và Hoa Kỳ chống lại Nga sắp được thông báo”. Năm 2015, đại diện ngân hàng Tây Ban Nha BBVA ở Vương quốc Anh đã chặn việc thanh toán quảng cáo cho RT vì lệnh trừng phạt cá nhân liên quan tới tổng giám đốc RT - ông Dmitri Kiselev. Từ lâu, giữa RT và London đã “cơm không lành, canh không ngọt”. RT không ít lần bị truyền thông London chỉ trích là “kênh truyền hình của Putin”. Tháng 11-2014, Cơ quan điều phối cạnh tranh truyền thông Anh (Ofcom) cáo buộc RT “thiên vị”, ngụ ý nếu RT tiếp tục vi phạm sẽ phải đối mặt với tiền phạt và bị thu hồi quyền phát sóng tại Anh... Đáp trả, trả lời tờ Spiegel, bà Margarita Simonyan cho rằng: “Không có sự khách quan, chỉ có cái gần đúng với sự thật bằng việc đưa nhiều giọng nhất có thể”, và “nếu bạn bật CNN hay BBC vào một ngày bất kỳ, bạn có thể thấy 80% hay 90% câu chuyện là giống nhau. Chúng tôi muốn chỉ ra còn có những câu chuyện khác...”. Báo cáo của Ben Nimmo Tháng 3-2016, hai tác giả Ben Nimmo (chuyên gia cao cấp tại Viện Hành chính công London, từng làm trong văn phòng báo chí NATO) và tiến sĩ Johnathan Eyal (phó giám đốc Học viện Hoàng gia Anh về các vấn đề quốc phòng và an ninh) trình một báo cáo lên Quốc hội Anh, chỉ trích Nga đang “tiến hành một cuộc chiến tranh thông tin không tuyên bố chống lại Anh, tác động lên ý kiến xã hội Anh nhằm đạt được những kết quả có lợi cho Nga”. Việc tiến hành “chiến tranh thông tin” này được Nga thực hiện thông qua kênh truyền hình cùng các website tin tức của RT và Hãng thông tấn Sputnik. Báo cáo cho rằng RT đã “vi phạm thường xuyên nguyên tắc đưa tin cân xứng” bằng cách ưu tiên cho đăng đàn những ai đứng về phía Kremlin như Brexit (Nga ủng hộ đưa Anh ra khỏi EU), hiện đại hóa chương trình tên lửa hạt nhân Trident (Nga chống), tách Scotland ra khỏi Anh quốc (Nga ủng hộ) và báo cáo về vụ giết điệp viên Nga Alexander Litvinenko (Nga chống). Hai tác giả thống kê chi tiết số lượng tin bài của RT liên quan đến việc Anh tách khỏi EU, hay việc RT dành thời lượng sóng nhiều hơn cho đảng đối lập Anh UKIP so với các đảng khác... Đặc biệt, báo cáo dành phần lớn nội dung nêu rõ chiến lược thông tin của Nga ở các hướng khác nhau: đối với khán giả Tây Âu, khán giả Trung, Đông Âu, đặc biệt cả kế hoạch tuyên truyền đối với Phần Lan và Thụy Điển, để hai nước này không gia nhập NATO. Và vì ở châu Âu hiện nay có một số chuyên gia đồng tình với những góc nhìn của Nga trong một số vấn đề (giải quyết cuộc khủng hoảng Syria), hay để ngăn cuộc chiến tranh lạnh mới cần nhượng bộ Nga một số phương diện... nên báo cáo kết luận cần phải chặn đứng những hoạt động tuyên truyền này để ngăn “việc phá hủy hệ thống an ninh ở châu Âu”! Nạn nhân là sự thật Nhà phân tích Mỹ Gilbert Doctorow dự đoán mục đích của báo cáo: “Cáo buộc RT vi phạm các nguyên tắc báo chí nhằm: thứ nhất, để biện hộ cho việc đóng cửa nó; thứ hai, làm tổn hại uy tín những thế lực trong nước đối lập với Chính phủ Anh trong những vấn đề đã nêu, ám chỉ họ là con rối của Kremlin. Nhưng dù mục đích này hay mục đích kia, các tác giả báo cáo đã phá hoại tự do ngôn luận ở Anh”. London đã tránh cuộc tranh cãi này sau khi văn phòng Thủ tướng Anh Theresa May chiều 17-10 tuyên bố “đây là việc của nội bộ NatWest, họ muốn phục vụ ai là quyền của họ trên cơ sở những đánh giá riêng về rủi ro”. Một số thành viên của Ủy ban các vấn đề quốc tế (Thượng viện Nga) đề nghị Nga đáp trả tương xứng, cụ thể là phong tỏa tài khoản BBC tại Nga. Đến sáng 18-10 (giờ VN), có tin RBS đã rút lại tuyên bố “không thương lượng” và “sẽ cân nhắc lại tình hình”. Tất cả cho thấy: cuộc chiến tranh thông tin Nga - phương Tây đang dần lộ diện và tiếp tục nóng lên. Và "nạn nhân trước hết, đầu tiên trong cuộc chiến này" - nói theo đạo diễn Hoa Kỳ Oliver Stone - sẽ "là sự thật".■ Tại Washington, người xem đã chuyển sang kênh RT 13 lần nhiều hơn so với kênh Deutsche Welle của Đức. Tổng cộng có 2 triệu người Anh xem RT. Trên YouTube, RT mới đây đã phá kỷ lục 1 tỉ lượt xem, trở thành kênh truyền hình quốc tế đầu tiên vượt qua cột mốc này (thống kê trên Spiegel ngày 13-8-2013). Tags: Chiến tranh thông tinKênh truyền hình NgaRT bị phong tỏa tài khoản
Ông Nguyễn Thanh Nghị làm Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM VIỄN SỰ 25/01/2025 Ông Nguyễn Thanh Nghị - ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng - làm Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM.
Ông Vũ Hồng Văn làm Bí thư Đồng Nai HÀ MI 25/01/2025 Ông Vũ Hồng Văn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai.
Ngoại trưởng Mỹ: Quan hệ Việt - Mỹ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế DUY LINH 25/01/2025 Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định như vậy trong cuộc điện đàm đầu tiên với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tối 24-1.
Hàng ngàn xe nhích từng chút từ nút giao An Phú tới trạm thu phí Long Phước lên cao tốc MINH HÒA 25/01/2025 Do lượng xe đông từ các nơi đổ về nút giao An Phú để lên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây nên ùn ứ kéo dài khoảng 10km.