Nông dân thu hoạch rau ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc tháng 5-2022 - Ảnh: Tân Hoa xã
Tài chính nông thôn là một trong những mô hình nêu trên, có thể lấy làm phương án tham khảo cho các nước đang phát triển.
Lấy chữ "nông" làm đầu
Công ty Bảo lãnh vay vốn phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn Đông (quê hương tôi) thực hiện chiến lược "tài chính nông thôn" giữa hơn 360 sản phẩm nông nghiệp và hơn 190 ngân hàng.
Kinh nghiệm quan trọng nhất là tháo gỡ nút cổ chai hạn chế nâng cấp và chuyển đổi nông nghiệp, thực hiện chuyển nguyên tắc "xem tài sản, xem chi thu ngân hàng, xem đồ thế chấp" với ngân hàng làm trung tâm sang "xem người, xem việc, xem phát triển" với hộ nông dân làm trung tâm, thúc đẩy cải cách cơ cấu nguồn cung của tài chính nông thôn.
Xây dựng cơ chế nông dân, chính quyền địa phương, ngân hàng, công ty bảo lãnh kết hợp với nhau, lấy chữ "nông" làm đầu, lấy nhân dân làm trung tâm, lấy việc nâng cấp chuyển đổi nông nghiệp làm hướng dẫn, liên kết lợi ích của ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy các yếu tố số tăng giá trị và trở thành tiền của, thúc đẩy nông dân có "quyền tiếng nói", "quyền chủ động" và "quyền thu lợi nhuận", sản sinh ra "4 hiệu quả".
Hiệu quả 1: Tài chính mang tính chính sách nhưng vận hành theo thị trường, để nông dân có quyền chủ động khi lựa chọn dịch vụ tài chính. Kiên trì "ưu đãi lãi suất, rủi ro cùng chia, không thu tiền đảm bảo, thống nhất tiêu chuẩn hàng hóa, số liệu chia sẻ theo pháp luật". Hợp tác với hơn 190 ngân hàng, trong đó 171 ngân hàng chia sẻ rủi ro theo tỉ lệ 3/7. Xây dựng ngân hàng trực tuyến phục vụ 24/24, công khai lãi suất và dịch vụ.
Hiệu quả 2: Tăng quy mô tài chính toàn diện giúp nông dân giải quyết vấn đề khó khăn về tài chính. Đối với vấn đề nông dân phản ánh "những thứ ngân hàng đòi thì chúng ta không có, những thứ chúng ta có thì ngân hàng không chấp nhận", chúng tôi đi sâu vào hiện trường, nắm bắt quy luật nông nghiệp, xu thế thị trường, loại hình rủi ro, từ đó phát triển hơn 360 loại sản phẩm nông nghiệp "gần gũi với nhân dân, dễ thực hiện và kiểm soát".
Hiệu quả 3: Số liệu giúp nâng cao chất lượng hiệu quả dịch vụ. Xây dựng mặt bằng tăng trưởng tín dụng của chuỗi cung ứng số, hòa nhập dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối, tổng hợp dữ liệu của chính quyền, ngân hàng, dữ liệu đa chiều của ngành nghề, hình thành dữ liệu cấp tài chính và danh sách trắng khách hàng, lấy dữ liệu để định hướng, chống rủi ro.
Hiệu quả 4: Thông qua cơ chế liên kết lợi ích, cho nông dân tham dự phân phối trong chuỗi ngành nghề nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề sản xuất và tiêu thụ tách rời với nhau, vốn là nguyên nhân dẫn tới "tăng sản lượng không tăng nguồn thu" và vấn đề thương hiệu hóa thấp dẫn tới "chất lượng tốt giá không tốt".
Cạnh tranh là thuốc lành
Sau khi tìm hiểu mô hình tài chính nông nghiệp của các nước Kenya, Nepal, Bangladesh, Ấn Độ, Mali, tôi có một ấn tượng chung rằng tuy đã phục vụ cho một phần chủ thể thị trường trong một số tình cảnh, nhưng còn hạn chế về mặt cấu trúc. Tình cảnh nông nghiệp của các nước đang phát triển vẫn "ăn sinh nhờ trời", năng lực tự chủ phát triển yếu.
Người nông dân ở các nước này phải đối mặt với rủi ro và không xác định từ thiên nhiên, thị trường, quản lý, xã hội. Nếu họ "thu không bằng chi", ngân hàng không muốn cho vay vốn. Tài chính xóa đói giảm nghèo đa số không thể "chỉ người cách câu cá", trong khi tài chính thương mại phần lớn liên quan đến cầm cố, nhưng tại nông thôn thiếu đồ cầm cố có giá trị.
Các loại mô hình tài chính đều đối mặt với các thách thức chung, bao gồm: tiếp cận tài chính toàn diện có mâu thuẫn với tính thương mại của ngân hàng; cơ chế một ngân hàng thiếu tính cạnh tranh; không có đối sách đối với các rủi ro và tình hình khó đoán; không có khả năng thu gom, áp dụng dữ liệu chân thật và đáng tin; và cuối cùng là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp không dung hòa, thiếu liên kết.
Công ty Bảo lãnh vay vốn phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn Đông từ góc nhìn bên ngoài tài chính để nhìn nhận tài chính, giải quyết một cách hệ thống những vấn đề nan giải mang tính cấu trúc.
Một là thực hiện công cụ tài chính chính sách vận hành theo cơ chế thị trường, thực hiện chiến lược các bên "cùng thắng", bảo đảm nông dân, chính quyền, ngân hàng, công ty bảo lãnh đều hưởng lợi. Công ty kiên trì nguyên tắc tính chính sách, không lấy lợi nhuận làm mục đích. Lãi suất hợp tác của ngân hàng tuy thấp nhưng cho vay được nhiều. Công ty bảo lãnh được hưởng lợi thông qua tăng cường kỹ thuật số và quản lý rủi ro. Ngân hàng đã hoàn thành nhiệm vụ tài chính phục vụ xã hội và lại có lợi nhuận nhất định.
Hai là thúc đẩy cải cách cơ cấu nguồn cung của tài chính nông thôn, thực hiện nhiều loại hình và nhiều tầng cấp của đơn vị tài chính đua nhau ủng hộ nông nghiệp. Cạnh tranh là thuốc lành, có thể buộc ngân hàng phải giảm lãi suất, nâng chất lượng phục vụ, đồng thời tránh ngân hàng đẩy khách hàng tín dụng thấp cho công ty bảo lãnh.
Ba là cố gắng thực hiện "nhận diện bom và tháo gỡ bom" chính xác trong việc quản lý rủi ro. Bốn là xây dựng mặt bằng tăng tín dụng chuỗi cung ứng số, thực hiện cơ chế liên kết nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Tất cả những điều này đã góp phần đặt lại nền móng vững chắc và chủ thể thị trường cho sự phát triển sáng tạo bền vững trong lĩnh vực hỗ trợ tài chính nông thôn.
Hiệu quả qua những con số
Trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát, chiến lược "tài chính nông thôn" của Công ty Bảo lãnh vay vốn phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn Đông đã hỗ trợ hơn 150.000 hộ nông dân với lãi suất bình quân 5%, giảm chi phí lãi suất trung bình khoảng 50.000 nhân dân tệ (173 triệu đồng) cho mỗi hộ, tỉ lệ do công ty bảo lãnh giúp chi trả chỉ chiếm 0,22%.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận