17/07/2024 11:30 GMT+7

Nơi thờ tự cha mẹ vua Gia Long sắp được trùng tu hiện ra sao?

Hưng miếu - nơi thờ tự cha mẹ của vua Gia Long, vị vua sáng lập vương triều Nguyễn - sắp được trùng tu.

Di tích Hưng miếu - nơi thờ tự cha mẹ của vua Gia Long - sắp được trùng tu - Ảnh: NHẬT LINH

Di tích Hưng miếu - nơi thờ tự cha mẹ của vua Gia Long - sắp được trùng tu - Ảnh: NHẬT LINH

Ngày 17-7, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đã thông qua chủ trương đầu tư dự án trùng tu di tích Hưng miếu - nơi thờ tự cha và mẹ của vua Gia Long, bên trong Đại nội Huế.

Di tích Hưng miếu là một trong những công trình thờ tự quan trọng bậc nhất bên trong hoàng cung Huế, nằm phía sau Thế tổ miếu.

Đây là nơi thờ tự cha và mẹ của vua Gia Long là thế tử Nguyễn Phúc Côn và bà Nguyễn Thị Hoàn.

Khoảng sân bên ngoài Hưng miếu - nơi mỗi ngày có hàng trăm lượt khách du lịch đến tham quan bên trong Đại nội Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Khoảng sân bên ngoài Hưng miếu - nơi mỗi ngày có hàng trăm lượt khách du lịch đến tham quan bên trong Đại nội Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Hiện nay công trình đang bị xuống cấp trầm trọng, phần mái bị thấm dột, các cấu kiện gỗ bị mục, gây nguy cơ sụp đổ nếu không được trùng tu kịp thời.

Để bảo tồn, phát huy giá trị công trình di tích này, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định thông qua chủ trương đầu tư dự án trùng tu di tích Hưng miếu với tổng mức đầu tư hơn 47,7 tỉ đồng lấy từ nguồn ngân sách tỉnh.

Theo đó, đơn vị trùng tu sẽ hạ giải toàn bộ Hưng miếu, tu bổ phục hồi hệ khung, hệ mái, vách liên ba, đố bản, cửa, liên ba... và bảo quản các cấu kiện còn tốt.

Theo sách Nguyễn Phúc Tộc thế phả, Nguyễn Phúc Côn (hay Nguyễn Phúc Luân) là con trai của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Với bản tính thông minh, ông được chúa tin yêu và có ý muốn truyền ngôi. Năm 1765, chúa Nguyễn Phúc Khoát qua đời, để lại di chiếu truyền ngôi cho Nguyễn Phúc Côn.

Tuy nhiên một nhóm loạn thần do Trương Phúc Loan đứng đầu đã làm trái ý chúa, lập con thứ là Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi (lúc này mới 12 tuổi) để dễ bề thao túng.

Nguyễn Phúc Côn bị nhóm loạn thần bắt giam rồi qua đời ở tuổi 33.

Cổng tam quan dẫn lối vào di tích Hưng miếu - Ảnh: NHẬT LINH

Cổng tam quan dẫn lối vào di tích Hưng miếu - Ảnh: NHẬT LINH

Thế tử Nguyễn Phúc Côn có 10 người con, trong đó Nguyễn Phúc Ánh (sau này là vua Gia Long) là người con thứ 3 của ông.

Sau khi lên ngôi hoàng đế vào năm 1802, vua Gia Long đã cho xây dựng Hoàng Khảo miếu bên trong Đại nội Huế để thờ tự cha mẹ ngay tại khu vực Thế miếu bây giờ.

Đến năm 1821, vua Minh Mạng cho dời Hoàng Khảo miếu lùi về phía sau địa điểm cũ 50m, để sử dụng khu đất của Hoàng Khảo miếu xây Thế miếu (nơi thờ tự các vua triều Nguyễn).

Năm 1947, Hoàng Khảo miếu bị đánh sập cùng nhiều công trình kiến trúc bên trong Đại nội như điện Cần Chánh, điện Kiến Trung… trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Năm 1950, vua Bảo Đại (đã thoái vị) trở về Huế mua lại toàn bộ cấu trúc An Khánh vương từ - nơi thờ An Khánh vương Nguyễn Phúc Quang (con vua Gia Long) với giá 300.000 đồng (tiền lúc ấy) để xây dựng lại thành Hưng miếu mới.

Năm 1951, An Khánh vương từ được dời vào bên trong Đại nội, lập thành Hưng miếu mới và tồn tại đến ngày nay.

Năm 1997, Hưng miếu được trùng tu với nguồn kinh phí của Chính phủ Việt Nam và viện trợ của thủ tướng Vương quốc Thái Lan.

Hình ảnh di tích Hưng miếu trước khi hạ giải trùng tu:

Chính điện Hưng miếu - Ảnh: NHẬT LINH

Chính điện Hưng miếu - Ảnh: NHẬT LINH

Không gian bên trong chính điện Hưng miếu - nơi đặt linh vị cha mẹ của vua Gia Long - Ảnh: NHẬT LINH

Không gian bên trong chính điện Hưng miếu - nơi đặt linh vị cha mẹ của vua Gia Long - Ảnh: NHẬT LINH

Bên trên cấu kiện khung chịu lực của Hưng miếu được trang trí theo lối "nhất thi, nhất họa" vô cùng tỉ mỉ, độc đáo - Ảnh: NHẬT LINH

Bên trên cấu kiện khung chịu lực của Hưng miếu được trang trí theo lối "nhất thi, nhất họa" vô cùng tỉ mỉ, độc đáo - Ảnh: NHẬT LINH

Một cột gỗ chịu lực của công trình Hưng miếu bị mối mọt, cần phải trùng tu - Ảnh: NHẬT LINH

Một cột gỗ chịu lực của công trình Hưng miếu bị mối mọt, cần phải trùng tu - Ảnh: NHẬT LINH

Nơi đặt linh vị của cha mẹ vua Gia Long - Ảnh: NHẬT LINH

Nơi đặt linh vị của cha mẹ vua Gia Long - Ảnh: NHẬT LINH

Bửu tán bên trong Hưng miếu được trang trí rồng 5 móng, chạm khắc tinh xảo và sơn son thếp vàng - Ảnh: NHẬT LINH

Bửu tán bên trong Hưng miếu được trang trí rồng 5 móng, chạm khắc tinh xảo và sơn son thếp vàng - Ảnh: NHẬT LINH

Phần cửa bên ngoài Hưng miếu đã xuống cấp theo thời gian - Ảnh: NHẬT LINH

Phần cửa bên ngoài Hưng miếu đã xuống cấp theo thời gian - Ảnh: NHẬT LINH

Cổng tam quan trước Hưng miếu cũng được xây dựng, trang trí họa tiết tinh xảo - Ảnh: NHẬT LINH

Cổng tam quan trước Hưng miếu cũng được xây dựng, trang trí họa tiết tinh xảo - Ảnh: NHẬT LINH

Di tích Hưng miếu nằm ở phía sau lưng của Thế tổ miếu bên trong Đại nội Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Di tích Hưng miếu nằm ở phía sau lưng của Thế tổ miếu bên trong Đại nội Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Trùng tu khu mộ cổ hơn 200 năm của thượng thư Lê Quang Định bằng mật mía, nhựa bời lờiTrùng tu khu mộ cổ hơn 200 năm của thượng thư Lê Quang Định bằng mật mía, nhựa bời lời

Khu mộ cổ hơn 200 năm của thượng thư Lê Quang Định vừa được trùng tu bằng vật liệu truyền thống. Đó là đá núi gan gà và vữa kết dính là hỗn hợp: mật mía, vôi tôi, nhựa cây bời lời, cát. Hoàn toàn không có xi măng.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên