Gần 200 bạn đọc đã gửi ý kiến về tòa soạn chia sẻ và đồng cảm với nỗi lo của đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Bạn đọc Lê Đình Hoàng và nhiều bạn đọc khác đã nói lời cảm ơn ông Nghĩa vì những vấn đề ông đặt ra chính là nỗi lo lắng của hàng triệu người dân VN.
4.104 Là tổng số email bạn đọc phản hồi tin bài trên Tuổi Trẻ trong tuần qua. Trong đó các tin, bài sau đây được nhiều bạn đọc quan tâm, bình luận: Giữa đường thấy chuyện bất bình, bực thêm (417 ý kiến), sự kiện (305 ý kiến), (231 ý kiến)... |
Bạn đọc tên Long có địa chỉ email yumyna@... cho rằng thực tế cho thấy không những chúng ta lo ngại nền kinh tế bị phụ thuộc vào Trung Quốc mà còn lo kinh tế bị tàn phá. “Tôi làm trong ngành xuất khẩu thủy sản, thật đau lòng khi về Sông Đốc và Khánh Hội (Cà Mau) chứng kiến thương lái Trung Quốc thu gom mực ống cỡ nhỡ từ 3-6cm với số lượng 300-600 tấn/tháng. Họ mua xong luộc đem về Trung Quốc.
Trong khi các nước châu Âu từ chối mua mực nhỏ (baby) để bảo tồn thiên nhiên thì ngược lại thương lái Trung Quốc mua với bất kỳ chất lượng nào và còn mua giá cao để khuyến khích ngư dân ta tàn phá cho nhanh” - bạn đọc tên Long nêu thực tế đầy bức xúc. Hậu quả của việc thương lái Trung Quốc mua gom mực nhỏ, theo ông Long, là mấy năm gần đây nguồn nguyên liệu mực ống cỡ lớn để làm hàng xuất khẩu gần như không có...
Bạn đọc có địa chỉ email bienvamlang@... viết: “Tôi rất tâm đắc với bài tham luận của ông Trương Trọng Nghĩa. Tôi thấy nhiều sự việc đáng lo đang diễn ra ở một số địa phương như chuyện thương lái Trung Quốc mua khóm ở Tiền Giang, mua khoai ở Vĩnh Long và mua cua ở Cà Mau gây điêu đứng cho nông dân. Rồi các nhà máy do nhà thầu Trung Quốc xây dựng dở dang tại nhiều địa phương...”. bienvamlang@... đề nghị cần thành lập ngay tổ công tác để có biện pháp đối phó với thực trạng này...
Nhiều bạn đọc còn đưa ra những lý giải cho thấy vì sao kinh tế VN phụ thuộc Trung Quốc để từ đó tìm cách thoát ra. Theo lephuongkv2@..., các lý do sau đây khiến kinh tế VN phụ thuộc Trung Quốc: 1. Sự chi phối bởi lợi ích nhóm trong việc lập dự án, đấu thầu các công trình kinh tế - xã hội. 2. Tư duy ăn xổi, dễ làm khó bỏ nên bị Trung Quốc chi phối bởi dòng tiền vô tận và sự dễ dãi của họ. 3. Sự tha hóa của một bộ phận cán bộ trong các cơ quan chức năng đã buông lỏng thị trường, bảo kê tiếp tay cho buôn lậu. Một bộ phận người Việt buôn bán với người Trung Quốc chỉ biết lợi ích cá nhân nên đã tiếp tay cho Trung Quốc đưa hàng hóa kém chất lượng vào thị trường nội địa. Tâm lý ham rẻ của người Việt cũng là nguyên nhân tạo nên một thị trường hỗn loạn, tràn ngập hàng hóa Trung Quốc độc hại. 4. Sự thiếu chủ động, thiếu định hướng của các cơ quan nhà nước (bộ, ngành) trong việc xây dựng quy chuẩn VN cho các loại hàng hóa, dịch vụ...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận