Người dân cứ vứt rác do... quen tay. Có 1 người vứt là những người khác sẽ vứt theo - Ảnh: NHẬT NAM
Hình ảnh đó khiến tôi đặt ra câu hỏi phải chăng nhiều người không biết bảng hiệu kia là "cấm"? Hay nếu biết tại sao họ vẫn thản nhiên làm? Và câu trả lời sau khi tôi quan sát được vì đơn giản đó là chuyện "quen tay". Bên cạnh đó, mặc dù nhiều người biết bảng cấm nhưng vẫn xả rác vì không có ai theo dõi, nhắc nhở hoặc xử phạt.
Từ câu chuyện nhỏ đó tôi thấy dường như việc tuyên tuyền bằng những bảng "cấm xả rác" có vẻ không thành công.
Và để mọi người "nói không với xả rác" tôi nghĩ chúng ta cần làm nhiều việc đi kèm với biển cấm. Và làm liên tục, không theo phong trào, để hướng đến mục đích cuối cùng là thay đổi thói "quen tay" của nhiều người.
Cụ thể:
- Quy trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị quản lý ở các địa bàn từ đoạn đường đến khu phố đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.
- Những nơi có biển cấm xả rác thì nên lắp camera theo dõi để nhắc nhở, xử phạt theo quy định đã có.
- Học tập các quốc gia như Singapore về việc yêu cầu người vi phạm dọn sạch khu vực xả rác, có phương tiện truyền thông đưa tin nhằm đánh vào tâm lý "xấu hổ", nhắc nhở mọi người từ bỏ tật "quen tay".
- Triển khai "app trị bệnh xả rác" trên smartphone để ai cũng có thể phản ánh (có cơ chế thưởng, phạt để khuyến khích nhắc nhở).
- Quán triệt lại câu chuyện xả rác trên tàu hỏa, nên cấm tuyệt đối tình trạng đi tàu hỏa là ném rác qua cửa sổ tạo nên một thói quen từ rất lâu của rất nhiều người.
- Nhắc nhở tài xế xe buýt không cho khách và tiếp viên ném rác ra đường (vì trên xe buýt có biển cấm xả rác nhưng là cấm xả rác trên xe buýt nên nhiều người… vô tư xả rác xuống đường.
- Cần có hệ thống thùng rác nhiều hơn, đặc biệt là các bến xe buýt, nhà chờ.
- Các đơn vị tổ chức sự kiện cần phải đưa nội dung cấm xả rác vào chương trình, vé mời, nhắc nhở trước và sau sự kiện, cam kết xong sự kiện là phải "sạch".
- Cần phát động phong trào thanh niên ở các địa bàn làm sạch không gian sống, có thưởng lẫn phạt.
Còn có rất nhiều việc phải làm để hình thành nên thói quen "nói không với xả rác", tuy nhiên theo tôi cần bắt đầu từ 9 điều nhỏ ở trên, những điều mà chúng ta vẫn thường "hay bàn" trước đã. Thay vì làm theo phong trào một hoặc hai điều, bây giờ chúng ta cùng làm một lúc nhiều điều quen thuộc ấy. Khi mỗi người mỗi nhà mỗi cơ quan đơn vị đều gắn trách nhiệm vào đó thì chuyên "nói không với xả rác" sẽ không còn xa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận