Ông Cao Văn Tuấn, Trưởng phòng công nghệ môi trường và kiểm tra chất lượng Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị TP.HCM - Video: LÊ PHAN
Một người làm nghìn người xả
Cách đây không lâu, những chia sẻ của anh công nhân trầm mình dưới nước hôi thối để vớt rác để khiến nhiều người xúc động. Và những vất vả họ phải gánh chịu một phần đến từ thói quen xả rác ra đường phố, kênh rạch của người dân TP.HCM.
Ông Bùi Văn Trường - đại diện công ty TNHH MTV thoát nước Đô thị TP.HCM cho biết tình trạng người dân xả rác ra đường phố, hè phố là nguyên nhân dẫn đến ngập nước.
Rác trôi theo dòng nước, tấp vào các cửa miệng thu, làm mất chức năng thu gom nước. Nước không thu được sẽ trượt theo mặt đường xuống chỗ trũng hơn gây ngập.
Ông Bùi Văn Trường, Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước mưa Công ty thoát nước đô thị TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
"Tất cả mọi thứ đều xuống cống, công nhân phải lấy ra. Hiện nay, việc bồi đắp trong lòng cống rất nhanh, để tránh gây tắc nghẽn hệ thống cống dẫn đến gây ngập cho một vùng thì công nhân rất vất vả đi nạo vét bùn đất, vớt rác", ông Trường nói.
Ông Trường cho biết thêm hiện nay có 350 công nhân làm công việc trực tiếp xuống cống nạo vét bùn đất, vớt rác nhưng con số ấy không thể nào làm xuể nếu tình trạng "một người làm cả nghìn người xả" hiện nay.
Ông Bùi Văn Trường chia sẻ tại buổi tọa đàm - Video: LÊ PHAN
Việc người dân vô tư xả rác chính là "tiếp tay" không nhỏ vào việc tiêu tốn ngân sách nhà nước. Bà Đỗ Thị Diễm Thúy - Phó trưởng phòng Quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên môi trường TP.HCM, cho biết mỗi năm TP phải chi hơn 1.000 tỷ đồng để duy tu hệ thống thoát nước và 2.800 tỷ đồng để thu gom xử lý rác thải.
Bà Đỗ Thị Diễm Thúy, Phó trưởng phòng Quản lý chất thải rắn Sở Tài nguyên và Môi Trường TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Chia sẻ thêm, ông Cao Văn Tuấn - Trưởng phòng công nghệ môi trường và kiểm tra chất lượng Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị TP.HCM, cho rằng từ việc trực tiếp thực hiện thu gom và xử lý rác thì ý thức của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, các tổ chức về bảo vệ môi trường qua các năm có thay đổi.
Tuy nhiên thực tế tình trạng những bãi rác tự phát cũng như sau những lễ hội để rác lại vẫn còn.
"Hiện nay, các hộ gia đình vẫn đưa rác sớm hoặc trễ hơn giờ thu gom rác. Rác để ra đường bị bóc ra lấy ve chai, rác vương vãi, bị gió thổi bay gây mất mĩ quan đô thị", ông Tuấn nói. Do đó, người dân cần chấp hành tốt giờ giấc đã thỏa thuận với đơn vị thu gom.
Để tránh những bịch rác để trước nhà, nếu các hộ gia đình nếu không có mặt ở nhà vào giờ thu gom rác thì phải có các biện pháp như cần có số điện thoại nóng để liên hệ với lực lượng thu gom…
Ông Cao Văn Tuấn, Trưởng phòng công nghệ môi trường và kiểm tra chất lượng Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Cùng đó, ở các điểm hẹn tập kết rác cũng phải đảm bảo chất lượng vệ sinh. Để giải quyết vấn đề môi trường, giao thông cần điều tiết xe rác đến điểm hẹn, như chia giờ để tránh một lúc 30 xe rác cùng tập trung về điểm hẹn gây mất vệ sinh và kẹt xe.
Tác động vào hệ thống giáo dục
Các chuyên gia cho rằng để giải quyết thực trạng trên, cần xác định cụ thể đối tượng để có có cách giải quyết dứt điểm. Ở đây không phải có làm được hay không mà bắt buộc phải làm và làm như thế nào.
PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn - nguyên hiệu trưởng trường ĐH Tài nguyên Môi trường TP, thẳng thắn: "Nếu không có cách làm khác thì tôi nghĩ rằng 5-10 năm nữa vẫn không thay đổi gì. Phải xác định được nguyên nhân, đối tượng.
PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Tài nguyên và Môi Trường - Ảnh: DUYÊN PHAN
Hiện nay khu vực nội thành đều đã ký hợp đồng thu gom rác nhưng rác trên đường phố vẫn còn nguyên. Tôi quan sát thấy rằng rác chủ yếu là từ những người buôn bán nhỏ. Sau khi buôn bán họ đổ xuống cống, bất kỳ giờ giấc nào".
Ông Phan Đình Tuấn, Hiệu trưởng trường ĐH Tài nguyên và Môi Trường - Ảnh: DUYÊN PHAN
Thầy Phan Đình Tuấn - Hiệu trưởng trường ĐH Tài nguyên Môi trường TP đồng tình và cho rằng một đối tượng nữa chính là các hộ dân. Hiện nay, xe ba gác lấy rác đến tận nhà. Thế nhưng vẫn có những đống rác vì họ quăng rác ra đường bất cứ giờ nào, không chỉ là những người buôn bán nhỏ thôi mà chính các gia đình chưa có ý thức.
Từ những ý kiến đó, các chuyên gia cho rằng cần phải thay đổi ý thức và nhận thức của người dân. Trong đó phải tác động vào việc giáo dục.
Ông Nguyễn Minh Nhựt, Phó trưởng Ban đô thị HĐND TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ông Nguyễn Minh Nhựt - Phó trưởng ban đô thị, HĐND TP cho rằng phải nghiên cứu, kiến nghị đổi mới giáo dục về môi trường trong các chương trình giáo dục. Sở GĐT TP phải tham mưu cho TP đưa các chương trình giáo dục về môi trường vào giảng dạy từ cấp độ mầm non.
Tương tự, ông Cao Văn Tuấn cũng "hi vọng" sẽ tác động vào hệ thống giáo dục để người dân hình thành thói quen bỏ rác đúng nơi, xa hơn nữa là phân loại rác tại nguồn, "tự giáo dục sẽ lan tỏa. Các thế hệ được giáo dục này sẽ là người thay đổi ý thức cộng đồng".
Ông Nguyễn Minh Nhựt, Phó trưởng Ban đô thị HĐND TP.HCM, nêu ý kiến tại buổi tọa đàm - Video: LÊ PHAN
Chia sẻ thêm về tầm quan trọng của việc tuyên truyền, thầy Phan Đình Tuấn cho rằng bên cạnh các phương tiện truyền thông, cần làm cẩm nang (gồm 1-2 tờ) phát từng nhà dân. Cùng đó tuyên truyền bằng con đường từ trường học mầm non đến đại học.
Một giải pháp được các chuyên gia tán thành chính là phải xử phạt thật nghiêm các hành vi xả rác, để rác không đúng nơi quy định.
Đại diện Sở TNMT TP cho biết để thực hiện được "Nói không với xả rác", bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền thì hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ vệ sinh, hoàn chỉnh lại lực lượng rác dân lập và phải thay đổi thói quen của người thu gom rác, lấy rác đúng giờ. Cùng đó với là chế tài, xử phạt thật nghiêm.
Hiện nay quy định mức xử phạt 3-5 triệu đồng đối với hành vi bỏ rác không đúng nơi quy định, 5-7 triệu đồng với hành vi vứt rác ra vỉa hè, trên hệ thống thoát nước. Tôi nghĩ chỉ cần quy định trên và chúng ta xử nghiêm là được. Nếu viện lý do lực lượng quản lý, giám sát quá mỏng không xử phạt được là thất bại. Nếu mỏng thì phải tăng cường, phải kết nối lưc lượng này với lực lượng khác như mặt trận, khu phố, người dân. Chúng ta dựa vào người dân, vào các tổ tự quản ở ngay tại địa phương thì sẽ làm được".
Luật sư Nguyễn Thị Minh Huyền
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Giám đốc công ty Luật sư Việt - Video: LÊ PHAN
2 tháng phát hiện 12.000 trường hợp vi phạm
Ông Bùi Văn Trường - đại diện công ty TNHH MTV thoát nước Đô thị TP.HCM cho để xử lý tình trạng người dân có thói quen để rác ở lề đường, trước các miệng thu dẫn bị che lấp, ảnh hưởng thoát nước, phía công ty đã ứng dụng hố ga kiểu mới trên 3 tuyến đường. Các hố ga này ngăn được mùi hôi từ cống bốc lên, trên miệng thu có khẩu hiệu tuyên truyền luôn để người dân biết, ý thức không xả rác.
Bên cạnh đó, công ty thành lập đội tuần tra thoát nước, ứng dụng camera hành trình, điện thoại thông minh để chụp lại hình ảnh những người dân bỏ rác che lấp miệng thu của cống để gửi về công ty. Sau đó có đội phản ứng nhanh đến ngay để xử lý rác và gửi văn bản xuống địa phương để hỗ trợ tuyên truyền.
Sau gần 2 tháng, đội tuần tra đã phát hiện được 12.000 trường hợp xả rác hoặc che lấp miệng cống thu gom nước .
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận