“Hiện nhà máy của Intel tại VN đang triển khai rất thuận lợi. Tính đến cuối năm 2012, giá trị xuất khẩu của nhà máy là 1,6 tỉ USD/năm, có thể tăng 5-20 tỉ USD/năm nếu hoạt động hết công suất. Ngoài ra, chúng tôi đang chuyển dần sang sản xuất những thiết bị đòi hỏi phải có tốc độ cung ứng nhanh, chi phí thấp. Vì vậy, mục tiêu nội địa hóa các sản phẩm, dịch vụ trong nước là chiến lược Intel đẩy mạnh vào thời điểm này” - bà Sherry Boger nói.
Theo ông Jeffery Prunty - giám đốc mua sắm toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất của Tập đoàn Intel, tỉ lệ nội địa hóa của Intel VN chưa đạt như kỳ vọng, chỉ mới khoảng 10%. Đơn vị này đang nỗ lực tăng tỉ lệ này lên trên 50%. Tuy nhiên, để có thể tham gia chuỗi cung ứng của Intel, các doanh nghiệp VN cần đạt các tiêu chí quan trọng là chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Cũng tại buổi họp, nhiều DN trong nước cho rằng các chính sách ưu đãi cho DN vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng để tăng tỉ lệ nội địa hóa, nhưng DN chưa tiếp cận được do còn thiếu các văn bản hướng dẫn. Ông Lê Đức Hoài, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Huỳnh Đức, cho biết đơn vị này đã tham gia chuỗi cung ứng các thiết bị cơ khí, sản phẩm hỗ trợ các tập đoàn lớn như Nidec, Intel..., nhưng đến nay vẫn không thể tiếp cận được các ưu đãi, hỗ trợ. “Trong năm qua, DN tôi đã mở rộng nhà xưởng thêm hàng ngàn mét vuông nhưng muốn vay được vốn đã khó, chưa nói đến ưu đãi...” - ông Đức nói.
Phát biểu tại buổi họp, bà Lê Bích Loan, phó trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP), cho biết ngoài 14ha dành riêng việc xây dựng nhà xưởng sẵn để đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho DN, SHTP đang đề xuất đưa KCN Phú Hữu thành KCN chuyên biệt để đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh quá trình nội địa hóa của các tập đoàn quốc tế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận