Các công ty bất động sản châu Âu đang đối diện khoảng 165 tỉ USD trái phiếu đáo hạn đến năm 2026, trong khi các ngân hàng đang giảm mức độ cho vay và chi phí tín dụng đang ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Điều đó khiến một số công ty có nguy cơ xuống cấp hạng mức tín nhiệm đến mức thấp nhất trong giao dịch chứng khoán, khiến họ thậm chí phải vay mượn nhiều hơn.
Theo một cuộc khảo sát của Bank of America Corp., nợ nần chồng chất khiến nhiều chủ nhà phải chuyển sang bán tài sản, cắt giảm cổ tức để cố gắng điều chỉnh quy mô công ty trong một tương lai mờ mịt.
Công ty bất động sản Thụy Điển Samhallsbyggnadsbolaget i Norden AB đã giảm trị giá tài sản hơn 90% so với mức cao nhất trước đó.
Khoản nợ 8 tỉ USD của công ty, được sử dụng để xây dựng danh mục đầu tư gồm hơn 2.000 bất động sản, đã trở thành một "cối xay nợ" với lãi cao phải trả.
Một số nhà quản lý tiền cũng đang mất kiên nhẫn, bán trái phiếu của các công ty bất động sản đã phát hành, bao gồm cả Công ty bất động sản Aroundtown SA và Heimstaden Bostad AB của Thụy Điển.
Đó là góc khuất của thị trường chứng khoán "nhấp nháy cờ đỏ" chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Hệ số giá trên sổ sách kỳ hạn cho thấy những cổ phiếu bất động sản này đang giao dịch ở mức rẻ nhất kể từ năm 2008.
Mức bán tháo từ đỉnh đến đáy kể từ tháng 8-2021 đến gần 50%, mất tương đương 148 tỉ USD.
Tình trạng hỗn loạn lan rộng đã khiến Công ty bất động sản British Land Plc mất vị trí trong bảng chỉ số FTSE 100 (100 công ty có vốn hóa cao nhất được giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán London) sau hơn 2 thập kỷ.
Trong khi đó, thị trường bất động sản châu Âu gần như đóng băng, với việc người mua yêu cầu lợi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro lãi suất tăng và người thuê rời đi.
Theo nhà môi giới Savills Plc, giá các tòa nhà văn phòng cao cấp ở Paris (Pháp), Berlin (Đức) và Amsterdam (Hà Lan) đã giảm hơn 30% trong 12 tháng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận