Thể hiện cá tính nơi công sở - Ảnh: Internet
Bạn sẽ thấy rất nhiều ngôi sao nổi tiếng và được ưa thích bởi cá tính thành thực, yêu ghét rõ ràng, thậm chí hơi ‘xéo xắt’ trên truyền thông và mạng xã hội. Đó là bởi vì họ tạo hình tượng không quá hoàn hảo, ‘rất con người’, và không nhàm chán. Trong công sở cũng vậy, đôi lúc bạn sẽ thấy những cá nhân vô cùng "extrovert" (hướng ngoại) được yêu thích bởi sự sôi nổi, bạo miệng, hài hước.
Nhưng việc chia sẻ trung thực cá tính, quan điểm, cảm xúc… nơi công sở là một con dao hai lưỡi: Bên cạnh những lợi ích tiềm ẩn, thì nó cũng có thể phản tác dụng nếu nó thể hiện một cách nóng vội, không đúng lúc đúng chỗ. Cá tính quá sôi nổi hoặc quá khác biệt của bạn có thể khiến người khác thấy bạn vô tâm, cản trở công việc, hoặc không đáng tin.
Hiểu về cá tính bản thân
Việc tự nhận thức về bản thân - biết mình là ai (giá trị quan, cảm xúc và năng lực…) và cách mình được người khác nhìn nhận - là rất quan trọng. Chỉ khi nhận thức được điều đó, bạn mới hiểu được nên tiết lộ cá tính đến mức độ nào và khi nào, ở đâu.
cũng là chìa khóa để bộc lộ bản thân hiệu quả: những câu chuyện của bạn chỉ đáng giá nếu bạn có thể diễn đạt chúng tốt.
Ba kiểu ‘cởi mở’ dễ thất bại là: nói về bản thân quá nhiều, nói đi nói lại những chuyện cũ hoặc quá kín tiếng, quá học thuật. Đặc biệt nếu bạn không đọc được các tín hiệu giao tiếp của đồng nghiệp như ngôn ngữ cơ thể, nét mặt… bạn sẽ nói những điều không đúng lúc, không đúng chỗ hoặc không biết cách phản hồi để xây dựng cuộc nói chuyện.
- Trường hợp 1: Tiết lộ quá nhiều
Những người tiết lộ quá nhiều thường là những người chân thành, và mong những người khác cũng chân thành như vậy. Nhưng đó không phải là cách xã hội vận hành. Trong một số tình huống, sự chân thành sẽ làm giảm giá trị vai trò của bạn trong mắt người khác.
Ví dụ 1: bạn là đại diện một bộ phận, chủ động đến gặp trưởng một bộ phận khác trong cuộc họp. Bạn cởi mở cho biết bạn rất vui nếu có dịp đến làm quen với bộ phận đó và làm rõ những gì hai bên có thể phối hợp với nhau. Bạn hoàn toàn có thể bị đáp lại bằng thái độ lạnh lùng, vì đối phương có thể nghĩ bạn muốn đến can thiệp vào công việc của họ, cũng như đánh giá thấp vì cảm thấy bạn cần đến họ hơn là họ cần bạn.
Ví dụ 2: bạn nắm bắt thông tin rất tốt, bạn không ngại chia sẻ những quan điểm của bạn về nhân tình thế thái, về đời sống công sở của bản thân và người khác. Vì vậy, đồng nghiệp có thể tìm đến bạn khi họ cần thông tin, nhưng họ không thực lòng tin tưởng bạn để đề bạt các vị trí cao, hoặc để chia sẻ với bạn những cơ hội, những thông tin quan trọng. Sự kín đáo trong kinh doanh đôi khi quan trọng hơn sự nồng nhiệt khi giao tiếp.
- Trường hợp 2: Quá kín đáo
Người quá kín đáo có cá tính riêng là coi trọng không gian riêng, quan điểm riêng, lối sống riêng. Họ gặp khó khăn khi chia sẻ bất cứ điều gì về bản thân ở nơi làm việc, vì vậy họ tỏ ra xa cách và khó tạo .
Khi mọi người xung quanh cảm thấy khó tiếp cận với bạn, thì bạn cũng khó truyền đạt được nhiệt huyết, sự tử tế và tầm nhìn của mình.
- Trường hợp 3: Quá học thuật
Trong một hội thảo hoặc cuộc họp, nếu bài phát biểu của bạn đơn thuần là những công thức, phương pháp lý thuyết cùng lời kêu gọi thực hiện, thì khán giả sẽ khó tiếp thu hơn là những bài viết có đi kèm dẫn chứng sinh động, mang tính cá nhân.
Có thể từ quan điểm của bạn, thông tin có giá trị là thông tin hiệu quả. Và bạn chỉ đánh giá cao tính khoa học, logic, tổ chức trong các cuộc giao tiếp, thậm chí bạn coi thường những trò buôn chuyện vô nghĩa. Bạn có quyền giữ sự cực đoan, nhưng rõ ràng cá tính đó khiến người khác khó tìm thấy họ trong câu chuyện của bạn. Thay cho sự đồng cảm là sự xa lánh từ đồng nghiệp.
Vậy làm thế nào để thể hiện cá tính nơi công sở? - Ảnh: Internet
5 nguyên tắc thể hiện bản thân
Nếu chưa có một mẫu số chung cho việc thể hiện bản thân nơi công sở, bạn chỉ cần nhớ 5 bước này:
1. Xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc
Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng. Vậy đầu tiên, bạn phải hiểu điểm mạnh, điểm yếu của bản thân: quá trình giáo dục của mình, kinh nghiệm làm việc và khả năng bước ra khỏi vùng an toàn; từ đó suy ngẫm về giá trị của mình. Bạn cũng có thể nhìn lại quan điểm về phát triển bản thân, các sự kiện và những người đã góp phần định hình nó.
2. Xem xét mức độ phù hợp của câu chuyện
Quá cố gắng để thúc đẩy sự thân mật chính là một trong những nguyên nhân thất bại. Việc nên làm là cân nhắc về nội dung, cách và thời điểm tiết lộ câu chuyện để có lợi cho công việc, chứ không phải để quảng bá bản thân hoặc tạo các mối quan hệ cá nhân thuần túy. Như vậy, khi các câu chuyện của bạn, cách bạn bộc lộ bản thân liên quan đến nhiệm vụ và sự gắn kết xã hội thì bạn mới xây dựng được lòng tin và sự hợp tác. Vì vậy, trước khi bạn chia sẻ thông tin cá nhân, hãy tự hỏi liệu nó có giúp bạn thực hiện công việc của mình hay không.
3. Thông tin chân thực
Ngụy tạo các chi tiết về thành công trong quá khứ trong một nỗ lực để gắn kết với các đồng nghiệp? Bạn có thể bị những đồng nghiệp trẻ hơn, giỏi giang hơn, nhạy bén hơn phát giác, thậm chí phải rời công ty vì mất uy tín. Phóng đại các câu chuyện có thể gây ấn tượng ban đầu, nhưng hậu quả sẽ lớn. Thay vào đó, để kết nối với người khác, bạn hãy tiết lộ những câu chuyện tuy không hoàn hảo về bản thân nhưng có thực để người khác có thể chia sẻ được sự đồng cảm với bạn.
4. Hiểu bối cảnh văn hóa của tổ chức
Bạn đi từ môi trường agency sang một môi trường luật hoặc tài chính chẳng hạn. Bạn sẽ phải tìm hiểu các nguyên tắc về chia sẻ thông tin để biết khi nào, và với các gì thì nên giữ im lặng. Trường hợp bạn không nắm bắt được hết, bạn nên hỏi bộ phận nhân sự hoặc những người uy tín trong nhóm, tổ chức để đảm bảo được cung cấp thông tin chính xác về cách trao đổi thông tin nội bộ và với bên ngoài. Quan sát thái độ của mọi người qua giao tiếp bằng mắt hay cách người khác chia sẻ câu chuyện của họ cũng là một cách.
5. Tránh tiết lộ thông tin cá nhân
Chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân và quá sớm, đặc biệt là các thông tin tiêu cực có thể khiến người khác khó xử khi tiếp xúc với bạn. Đồng nghiệp chỉ quan tâm đến trình độ, kinh nghiệm của bạn, chứ không phải những kinh nghiệm vượt lên số phận.
Nếu bạn chia sẻ quá nhiều và quá chi tiết, người khác có thể nghĩ bạn là người yếu đuối và phiền phức. Chỉ khi bạn đã xây dựng đủ nền tảng của lòng tin, sự gắn kết cũng như học hỏi các chuẩn mực của tổ chức, bạn có thể bắt đầu chia sẻ về cuộc sống.
Còn trước mắt, các mục tiêu chung và sự hữu ích của bạn với tổ chức mới chứng minh được uy tín và sự đáng tin cậy của bạn. Chưa kể, bạn không thể biết những thông tin cá nhân của mình sẽ rơi vào tay ai và bị họ lợi dụng như thế nào.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận