Cụ thể, tính đến hết 31-12-2022, nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản cả nước xấp xỉ 800.000 tỉ đồng.
Riêng trong năm 2022, các ngân hàng đã cho vay để đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở khoảng 180.743 tỉ đồng, tương đương 22,8% tổng dư nợ của hoạt động kinh doanh bất động sản.
Bên cạnh đó, nợ vay của các dự án văn phòng cho thuê là 41.815 tỉ đồng, chiếm 5,3%; nợ vay của các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 40.149 tỉ đồng, chiếm 5,1%; nợ vay của các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 32.660 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 4,1% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Nợ vay của các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 57.539 tỉ đồng, chiếm 7,24%; nợ vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê đạt 144.157 tỉ đồng, chiếm 18,16%; nợ vay mua đất nền 85.199 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 10,7%; và nợ vay đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác đạt 211.452 tỉ đồng, chiếm 26,6% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Ngoài khoản nợ vay các ngân hàng xấp xỉ 800.000 tỉ đồng, tính đến cuối năm 2022 các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để vay nợ thêm 419.000 tỉ đồng.
Số liệu thống kê sơ bộ của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cho thấy tính đến cuối năm 2022, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ khoảng 2 triệu tỉ đồng, trong đó các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu riêng lẻ vay nợ 419.000 tỉ đồng, chiếm 33,6%.
Cũng liên quan tới nguồn vốn đầu tư vào bất động sản, trong năm 2022 các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đã đầu tư khoảng 4,45 tỉ USD vào thị trường bất động sản Việt Nam, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.
Nguồn vốn FDI đầu tư vào thị trường bất động sản theo đánh giá của Bộ Xây dựng tập trung vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp và một số dự án bất động sản lớn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận