14/11/2017 14:42 GMT+7

Nợ thuế 990 đồng, xóa hay quyết thu?

HOÀNG PHI - ÁNH HỒNG
HOÀNG PHI - ÁNH HỒNG

TTO - 990 đồng là một số tiền quá nhỏ, nhưng thuế là tiền ngân sách nên không thể không thu. Nhưng nếu thu thì chi phí sẽ tốn hơn, ngân sách lại thiệt. Vậy nên làm như thế nào cho hợp lý?

Nợ thuế 990 đồng, xóa hay quyết thu? - Ảnh 1.

Chi cục Thuế Thủ Đức, TP.HCM, đã phải gửi thư xin lỗi một người dân vì ra thông báo cưỡng chế thu khoản tiền nợ thuế 990 đồng và thừa nhận hành động đó là không phù hợp.

Sau đó, Cục trưởng Cục thuế TP.HCM Trần Ngọc Tâm, cũng đã phải chỉ đạo ngành thuế ở thành phố này phải kiểm soát kỹ hơn các thông báo cưỡng chế thuế kiểu này.

Theo đó, với những khoản nợ dưới 100.000 đồng các chi cục thuế sẽ xem xét và tính toán không ra thông báo nợ mà thay vào đó có thể liên hệ, nhắc nhở doanh nghiệp nộp thông qua hình thức khác.

"Các khoản nợ dù nhỏ đều là tiền ngân sách và cơ quan thuế phải thu chứ không bỏ được. Tuy nhiên việc ra thông báo nợ, đặc biệt là thông báo cưỡng chế với các khoản nợ quá nhỏ như vụ 990 đồng tại Chi cục thuế Thủ Đức vừa qua, là không phù hợp", ông Tâm trao đổi với Tuổi Trẻ Online.

Nợ thuế 990 đồng, xóa hay quyết thu? - Ảnh 2.

Thống báo cưỡng chế thu thuế với số tiền 990 đồng

Từ phát biểu này có thể nhận thấy hai vấn đề, đầu tiên là không để ngân sách thất thu, và thứ hai là thu như thế nào cho phù hợp.

Chẳng hạn, có thể thấy rằng với số tiền 990 đồng thì chi phí để soạn thảo văn bản, in văn bản, gửi văn bản (và cả thư xin lỗi), chưa nói đến chuyện thực hiện cưỡng chế chắc chắn thu không đủ bù chi.

Và như vậy, nếu thực hiện thì sẽ thiệt cho ngân sách nhà nước nhiều hơn là số tiền thu được.

Ở ý thứ hai, nên thu như thế nào? Gửi thư, gọi điện, hay thông báo đến cho người dân, doanh nghiệp đến cơ quan thuế "thực hiện nghĩa vụ thuế". 

Chi phí lúc này được chuyển sang từ phía người dân. Nhưng nếu họ không đóng thì có tiếp tục cưỡng chế thu? 

Ngân hàng đòi món nợ... 1 đồng

TT - Tất toán xong thẻ tín dụng đã hơn ba năm, sáng 19-11 chị H. (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) nhận được điện thoại từ Ngân hàng (NH) Đông Á thông báo vẫn còn nợ... 1 đồng. Nhân viên NH cho biết “vì món nợ này nên thẻ của chị chưa được tất toán” và đề nghị trừ tiền từ thẻ ATM để đóng thẻ tín dụng.

Cũng cần nhắc đến một chi tiết là ngoài chuyện ngân sách phải thu, sổ sách hạch toán của cơ quan thuế cũng phải cân, phải khớp đến từng con số lẻ, tức là từng đồng, thì mới hạch toán hợp lệ. Dĩ nhiên, trên thực tế, số tiền đóng, tiền nộp có thể sẽ làm tròn, không cần đến từng số lẻ.

Nhưng với 990 đồng, hay thậm chí 9.000, 10.000 hay vốn là con số quá nhỏ đối với một doanh nghiệp? Liệu rằng có nên xóa nợ những khoản này?

Đến đây, quy định về quản lý thuế của Việt Nam đối với trường hợp xóa nợ: Một là doanh nghiệp phá sản và không còn tiền, tài sản để đóng thuế, và hai là cá nhân đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi nộp thuế.

Vậy thì, rõ ràng, trong trường hợp 990 đồng, và nhiều trường hợp khác có số nợ dưới 100.000 đồng chẳng hạn, ngành thuế có địa chỉ hẵn hoi, và người nợ thuế lại có tiền và tài sản cũng như năng lực đóng thuế.

Nếu xóa nợ thì không công bằng, và vi phạm luật, còn không xóa thì lại nhức đầu với quản lý và theo dõi, kể cả cưỡng chế.

Theo bạn, ngành thuế nên ứng xử như thế nào trong trường hợp này?

HOÀNG PHI - ÁNH HỒNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên