TTCT - Chính phủ thật ra cũng giống doanh nghiệp ở chỗ mỗi khi muốn đầu tư dài hạn cho các dự án cả chục năm mới có kết quả thì phải đi vay, chứ không thể dựa vào nguồn thu ngân sách hằng năm. Chính vì thế hiện nay chính phủ nào cũng có nợ, không ít thì nhiều, nợ cả trong nước lẫn ngoài nước. Thế nhưng nợ như Mỹ là một ngoại lệ, một đặc quyền hiếm nước nào khác có được.Ảnh: New StatesmanVới một nước khác, lấy ví dụ như Pakistan, cần ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu, lương thực, thuốc men, máy móc, họ phải đi vay bằng đô la Mỹ rồi trông chờ nguồn thu từ xuất khẩu và các nguồn khác để có ngoại tệ trả nợ. Nhưng nếu xuất khẩu, kiều hối, nguồn vốn nước ngoài rót vào đầu tư không đủ, họ sẽ lâm vào cảnh thu không đủ chi, thậm chí chực chờ phá sản, phải nhờ IMF cứu viện. Vay bằng đô la Mỹ thì phải trả bằng đô la Mỹ, Pakistan không thể in nội tệ để trả nợ, in nhiều để tung ra mua đô la Mỹ thì đồng rupee sẽ mất giá.Đó là tình hình thực tế Pakistan hiện nay, dự trữ ngoại hối chỉ còn chừng 2,9 tỉ đô la, trong khi nợ công đã lên đến 270 tỉ đô la.50 năm bội chiNước Mỹ nhìn tổng quát cũng vậy, suốt hơn 50 năm liền, ngân sách Mỹ liên tục bội chi, tức chi nhiều hơn thu, trừ vài năm bội thu dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Nhu cầu chi tiêu của nước Mỹ ngày càng cao, nào là cho hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, nào là các chương trình an sinh, y tế và gần đây là các gói giải cứu người dân rồi doanh nghiệp sau Covid-19. Nợ công vì thế đã vượt trần, ngưỡng do Quốc hội đặt ra, hiện là 31,4 ngàn tỉ đô la và đang đối diện nguy cơ phá sản, tức không có tiền trả nợ, cụ thể là trả tiền cho trái phiếu chính phủ đáo hạn.Thế nhưng với Mỹ, trần nợ công này, kể cả chuyện phá sản, chỉ là đòn phép chính trị chứ không phải thực tế kinh tế. Các nghị sĩ Cộng hòa dưới thời Tổng thống Donald Trump đã đồng thuận với phe Dân chủ để nâng trần nợ công ba lần, nay dưới thời Tổng thống Joe Biden lại cương quyết không nâng trần này nữa, mà đòi Đảng Dân chủ phải đi kèm nhiều biện pháp cắt giảm chi tiêu mới chịu thương lượng. Phía Dân chủ cũng cương quyết không kém khi tuyên bố không thương lượng gì cả, cứ để phá sản, xem ai chịu trách nhiệm khi Mỹ vỡ nợ.Đây chỉ là cuộc thi gan xem ai lì hơn, trong khi Bộ Tài chính Mỹ đang xoay xở dùng tiền nơi này đắp nơi kia để tạm trì hoãn chuyện hết tiền đến tháng 6.Có một số điểm có thể khẳng định ngay từ bây giờ: thứ nhất, nước Mỹ sẽ không bao giờ để chuyện vỡ nợ xảy ra, vì điều đó sẽ là cơn địa chấn phá vỡ chính những đặc quyền nước này đang hưởng nhờ vị thế quốc tế của đồng đô la. Hai phe Dân chủ và Cộng hòa sẽ tranh cãi dài dài ở nghị trường, trên báo chí, trên mạng xã hội nhưng cũng như nhiều lần trước, khi chỉ còn vài ngày đến hạn, hai bên sẽ lại tìm được giải pháp nâng trần nợ công, Bộ Tài chính tiếp tục phát hành trái phiếu vay tiền về chi tiêu, như thể chưa có chuyện gì xảy ra.Ảnh: VoxKhông bao giờ vỡ nợ?Thứ hai, dù giới kinh tế hay chính trị gia Mỹ có nói đến nguy cơ nợ ngập đầu, ở chỗ riêng tư và hé lộ trong nhiều bài phân tích, ai nấy đều biết Mỹ không dại gì không vay tiền về tiêu cho sướng, vì họ không chịu áp lực vỡ nợ như Pakistan, chẳng hạn. Mỹ vay bằng chính đồng đô la Mỹ nên không sợ thiếu tiền trả nợ - họ cứ đơn giản in tiền để đưa cho thế giới, tức phát hành trái phiếu chính phủ Mỹ cho khắp thế giới, đổi lại các nước trao cho Mỹ các đồng ngoại tệ chắt chiu dành dụm để nước này tiêu xài thoải mái.Một dự báo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cho biết nợ nước này sẽ tăng thêm 19 ngàn tỉ đô la trong 10 năm tới, cao hơn mức dự báo cũ 3 ngàn tỉ đô la. Chỉ tính riêng tiền lãi cho các món nợ cũ, mỗi ngày nước Mỹ phải chi ra chừng 1 tỉ đô la.Với một nước khác nợ nần kiểu đó, chắc chắn các nhà kinh tế Mỹ sẽ khuyên phải thắt lưng buộc bụng, giảm chi, tăng thu để cân đối ngân sách. Pakistan chính là trường hợp đang thời sự, IMF khuyến cáo nước này phải nâng giá xăng dầu, chấm dứt nâng đỡ đồng rupee, tăng thuế, giảm chi cho các chương trình chưa thiết yếu. Gặp tình huống này, nước nào cũng sẽ lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan: làm theo IMF thì dân chúng sẽ bất mãn; không làm theo thì sẽ lâm vào vòng xoáy phá sản.Trừ phi thế giới chuyển sang dùng thêm các đồng tiền khác làm dự trữ, sử dụng trong giao thương, đầu tư rộng rãi hơn, chấm dứt đặc quyền vay tiền không lo phá sản của Mỹ, thì nợ công nước này sẽ tiếp tục tăng, dân Mỹ vẫn thoải mái chi tiêu bằng tiền của mọi nước trên thế giới gom góp cho họ xài. ■ Tags: Đô la MỹThu ngân sáchBộ Tài chính MỹChính trị gia mỹNợ côngVốn nước ngoàiDự trữ ngoại hốiQuốc hội MỹChính phủ Mỹ
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thầy Khang đi gặp các 'cháu nội' ở Làng Nủ VĨNH HÀ 23/12/2024 6 năm qua chưa đi đâu khỏi Hà Nội, lần này thầy giáo Nguyễn Xuân Khang lên Làng Nủ để thăm 22 'cháu nội' mà ông nhận nuôi.
Công bố Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 với nhiều nội dung mới TRỌNG NHÂN 23/12/2024 Ngoài tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp, năm 2025, báo Tuổi Trẻ tổ chức thêm ba ngày hội Tự tin vào lớp 10 tại TP.HCM và Hà Nội.
Chi tiết các bảng lương viên chức năm 2025 THÀNH CHUNG 23/12/2024 Tuổi Trẻ Online giới thiệu với bạn đọc thông tin chi tiết toàn bộ bảng lương viên chức dự kiến được áp dụng từ năm 2025.
Tình báo Mossad tiết lộ toàn cảnh kế hoạch tinh vi kích nổ máy nhắn tin và bộ đàm của Hezbollah THANH HIỀN 23/12/2024 Hàng nghìn máy nhắn tin và bộ đàm của các thành viên lực lượng Hezbollah đã đồng loạt phát nổ tại Lebanon vào tháng 9 vừa qua. Vì sao?