Hội nghị đã thu hút hơn 1.600 đại biểu tham dự, 74 bài báo cáo và 50 chuyên gia đầu ngành về Tai Mũi Họng, cập nhật các phương pháp điều trị mới góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho người bệnh.
GS.TS Phạm Kiên Hữu - chủ tịch Liên chi hội Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết quy mô tổ chức hội nghị không thay đổi so với năm trước, nhưng năm 2024 chương trình mang đến nhiều điểm nổi bật liên quan đến các phương pháp điều trị mới, đặc biệt là các loại thuốc mới hứa hẹn, qua hội nghị các đồng nghiệp có thể tham khảo và áp dụng.
Trong khuôn khổ hội nghị lần này, các chuyên gia cũng như các đại biểu tham dự đặc biệt chú ý tới Nitric Oxide - phân tử đã mang về giải Nobel cho 3 nhà khoa học, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực y học như Nhi khoa, Sản khoa, Tim mạch, Hô hấp, gần đây nhất là Tai Mũi Họng.
Trong phiên hội thảo chính, PGS.TS Lâm Huyền Trân - phó chủ tịch Liên chi hội Tai Mũi họng TP.HCM chia sẻ góc nhìn "Nitric Oxide và các ứng dụng trong Y học qua 2 thập kỷ", trong đó nhấn mạnh đến vai trò của Nitric Oxide trên tác nhân gây bệnh siêu vi, vi khuẩn cũng như Biofilm.
TS.BS Nguyễn Nam Hà - trưởng Đơn vị Tai Mũi Họng - Phòng khám Đa khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch có báo cáo "Cập nhật điều trị tại chỗ trong bệnh viêm mũi xoang mạn tính'', nhấn mạnh Nitric Oxide là giải pháp điều trị tại chỗ mới với nhiều ưu việt và tính năng.
"Nitric Oxide xịt mũi là hướng tiếp cận mới trong quản lý các trường hợp viêm xoang tái phát có nguyên nhân từ biofilm"- các chuyên gia đặt vấn đề và làm rõ hơn về vai trò, ưu điểm, cách sử dụng Nitric Oxide xịt mũi trong điều trị bệnh lý mũi xoang.
Hội thảo tập trung vào Biofilm - thách thức lớn đối với bác sĩ Tai mũi họng trong điều trị viêm mũi xoang tái phát và các bệnh lý nhiễm trùng tai mũi họng. Theo PGS.TS Lê Công Định - trưởng Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai, Biofilm (màng sinh học, là tập hợp các vi sinh vật liên kết chặt chẽ với nhau nên kháng khi khó thâm nhập vào được) là một chủ đề thời sự với 65%-80% nhiễm trùng có liên quan đến Biofilm.
Biofilm là gánh nặng chi phí lớn do nhiễm trùng dai dẳng, tái phát, khó trị, tỉ lệ điều trị thất bại cao, tăng chí phí điều trị, ảnh hưởng máy và thiết bị cấy ghép, rất cần có phương pháp mới điều trị hiệu quả cho những trường hợp mắc biofilm.
Trình bày đề tài "Viêm mũi xoang nhiễm khuẩn tái phát, tiếp cận và xử lý trên lâm sàng", GS Hữu một lần nữa đã khẳng định viêm mũi xoang tái phát nhiều lần, khó điều trị là do nguyên nhân Biofilm.
Với tình hình đề kháng kháng sinh hiện nay, vấn đề này cần đặc biệt quan tâm. Để điều trị và phòng ngừa viêm mũi xoang tái phát hiệu quả, các bác sĩ lâm sàng có thể khuyến khích bệnh nhân sử dụng Nitric Oxide xịt mũi đều đặn.
Chia sẻ về những ưu điểm của công nghệ bình đôi giải phóng nitric oxide tại khoang mũi, PGS Trân cho biết Nitric Oxide đã được chứng minh là hiệu quả trong nhiều lĩnh vực Y khoa, trong đó có bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi xoang.
Tuy nhiên đây lại là một chất khí không bền, ứng dụng trong thực tế điều trị cần có một thiết bị đặc biệt, sản phẩm xịt mũi Promax với công nghệ bình đôi tạo ra khí Nitric Oxide ngay tại khoang mũi, giúp cho có tác dụng ngay lập tức, với thiết kế bình nhỏ gọn, dễ sử dụng là một trong những lựa chọn mới giúp ích cho bác sĩ và bệnh nhân.
Cũng tại hội nghị, các chuyên gia tới từ các bệnh viện đầu ngành về tai mũi họng và nhi khoa như Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng đưa ra nhiều ý kiến xung quanh tác dụng thực tế của Nitric Oxide xịt mũi.
ThS.BSCKII Võ Quang Phúc- Ủy viên Ban Chấp hành Liên chi hội Tai Mũi Họng TP.HCM - nguyên phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM nhận định khuynh hướng điều trị hữu ích viêm mũi xoang tái phát trong tương lai là Nitric Oxide, không phải là kháng sinh, kháng viêm.
PGS.TS Nguyễn Tuyết Xương - chủ tịch Hội Thính học Việt Nam, trưởng Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Nhi trung ương đồng thuận với ý kiến báo cáo viên và bổ sung: "Biofilm không chỉ là vấn đề nóng, thời sự mà còn là áp lực trong điều trị nhiễm khuẩn. Trong bệnh lý tai mũi họng nhi thì viêm cấp gặp tỉ lệ rất cao, nhiều trường hợp thất bại với kháng sinh.
Bên cạnh điều trị tại chỗ, phẫu thuật, kháng sinh thì Nitric Oxide xịt mũi là tiếp cận mới, hỗ trợ các bác sĩ trong điều trị và trên thực tế cho thấy Nitric Oxide có hiệu quả, giúp bác sĩ tự tin hơn và rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân".
TS.BS Lê Anh Tuấn - phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương cho rằng Biofilm đã được nghiên cứu, quan tâm cả trên thế giới và tại Việt Nam. Viêm mũi xoang có rất nhiều nguyên nhân vì vậy trên lâm sàng cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị.
Việc cá thể hóa điều trị trên lâm sàng là thực sự cần thiết. Tuỳ theo tình trạng bệnh nhân, bác sĩ có thể phối hợp nhiều phương pháp điều trị bao gồm kháng sinh, điều trị tại chỗ như Nitric Oxide để mang lại hiệu quả cao hơn.
BSCK2 Khưu Minh Thái - phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM chia sẻ: "Trên thực tế lâm sàng chẩn đoán Biofilm trên gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi đã ghi nhận nhiều trường hợp sau phẫu thuật cấy ghép có sự hiện diện của Biofilm, rất cần giải pháp hiệu quả trong những trường hợp này".
TS.BS Phạm Đình Nguyên - phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 - chủ tịch Liên chi hội Tai Mũi Họng Nhi TP.HCM cho biết Nitric Oxide đã được ứng dụng trong Y khoa từ lâu ở nhiều chuyên ngành tim mạch, sơ sinh, hồi sức sơ sinh, gây mê hồi sức, phỏng tạo hình…
Ông cho rằng cần lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả ít xâm lấn nhất trong tất cả các trường hợp, phẫu thuật chỉ đặt ra khi không có giải pháp nào khác.
Việc sử dụng kháng sinh, kháng viêm không phù hợp trong điều trị các nhiễm trùng tai mũi họng ở trẻ em có thể dẫn đến nguy cơ kháng thuốc và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Việc điều trị hỗ trợ rửa mũi, sử dụng các thuốc dạng xịt và Nitric Oxide xịt mũi là phương pháp bác sĩ tai mũi họng nhi có thể hướng dẫn thân nhân bệnh nhi sử dụng cho trẻ.
Về hiệu quả của bình đôi Nitric Oxide xịt mũi trên thực tế, TS Nguyên đã nhận xét: "Tương tự các thuốc xịt mũi khác, bình xịt Nitric Oxide có thể tạo cảm giác khó chịu nhẹ ở mũi trong một vài lần sử dụng đầu tiên nhưng sau đó sẽ hết, các triệu chứng như ngạt mũi, khạc đàm, chảy mũi cải thiện tốt sau khoảng 5-7 ngày".
Tổng kết hội thảo, các chuyên gia đánh giá Nitric Oxide xịt mũi là hướng tiếp cận mới trong quản lý các trường hợp viêm mũi xoang, có thể được ứng dụng trong lâm sàng hàng ngày để nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Một số hình ảnh nổi bật tại hội nghị
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận