Cánh đồng điện gió Thuận Bắc
Theo đó, tỉnh đã đóng góp 22% GRDP và 29% tổng thu ngân sách của tỉnh, giải quyết 5,5% nhu cầu việc làm trong 4 ngành kinh tế trọng điểm.
Năm 2024 và những năm tiếp theo, Ninh Thuận vẫn xác định năng lượng, năng lượng tái tạo là lĩnh vực được chú trọng phát triển bởi dư địa ngành này tại địa phương còn rất lớn và tiếp tục tạo ra mức tăng trưởng cao cho tỉnh trong thời gian tới.
Ninh Thuận tiếp tục tập trung triển khai hiệu quả đề án phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước gắn với kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII.
Đặc biệt trong giai đoạn mới, Ninh Thuận tập trung phát triển sản xuất hydorgen sạch, đây cũng là sự cập nhật các công nghệ mới, mang tính đột phá nhằm đạt được các mục tiêu về trung hòa carbon vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết tại COP 26 năm 2022.
Ngày 27-4 tới đây, nằm trong chuỗi hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận, chương trình hội thảo ‘Năng lượng xanh, Hydro xanh và khu công nghiệp trung hòa carbon’ cũng sẽ được tổ chức nhằm tận dụng lợi thế về nguồn năng lượng tái tạo của tỉnh, đồng thời thu hút các nhà đầu tư lớn có năng lực và chuyên môn cao đến với Ninh Thuận.
Hội thảo sẽ có sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp đầu ngành trong mảng hydrogen và công nghệ xanh, tiêu biểu như Envision - tập đoàn đứng đầu thế giới về mảng năng lượng tái tạo với kinh nghiệm thực tế từ các dự án hydrogen đã và đang vận hành. Tập đoàn IHI của Nhật Bản là tập đoàn toàn cầu về kỹ thuật, xây dựng sản xuất trong nhiều lĩnh vực công nghệ then chốt.
Hội thảo cũng sẽ chào đón hơn 150 đại biểu là các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng; các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến để cùng trao đổi và nhìn rõ được tiềm năng phát triển của ngành hydrogen của Việt Nam trong tương lai gần.
Với lợi thế của một địa phương dẫn đầu về thị trường năng lượng tái tạo, Ninh Thuận hoàn toàn có đủ cơ sở và triển vọng để hiện thực hóa những mục tiêu của mình một cách nhanh nhất. Nắm chắc vị thế của một địa phương đón đầu thành công, giữ vững phong độ trong công cuộc khai thác năng lượng tái tạo phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đồng hành cùng Chính phủ trong mục tiêu giảm phát thải - Zero Carbon vào năm 2050.
Cánh đồng điện gió Thuận Bắc
Với mục tiêu xác định lộ trình phát triển của hydrogen tại Việt Nam sau khi quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 7-2-2024 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thông qua, cũng như nhìn rõ được tiềm năng phát triển của ngành hydrogen trong tương lai gần.
Đây còn là cơ hội cho thấy Ninh Thuận đã sẵn sàng cho loại hình năng lượng mới mẻ tại Việt Nam như hydrogen.
Hội nghị xúc tiến đầu tư được tỉnh tổ chức cùng với thời điểm khánh thành tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo có chiều dài 78,5km, đi qua ba tỉnh là Khánh Hòa (gần 5km), Ninh Thuận (63km) và Bình Thuận (gần 12km). Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đi qua cánh đồng điện gió tại huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận.
"Một cánh đồng điện gió tiêu biểu của tỉnh Ninh Thuận" (cánh đồng gió - mặt trời Thuận Bắc)
Đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng khiến trung tâm năng lượng tái tạo Ninh Thuận càng trở nên sống động và có giá trị, gia tăng sức hấp dẫn khi có thể có một hệ sinh thái đường cao tốc - cảng quốc tế, năng lượng xanh phục vụ cho các khu công nghiệp, hệ sinh thái tuần hoàn được hình thành trong tương lai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận