Hiện nay, mực nước trong các sông, suối, ao hồ trong toàn tỉnh đều bị cạn kiệt đang gây thiệt hạn lớn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Năm 1993, tổng giá trị thiệt hại ước khoảng 95 tỷ đồng; năm 2004-2005 thiệt hại 165 tỷ đồng, trong đó trồng trọt 96,648 tỷ đồng, chăn nuôi 45,530 tỷ đồng, thủy sản và các ngành khác 23,337 tỷ đồng; năm 2014-2016 thiệt hại khoảng 768 tỷ đồng, đặc biệt có 43.935 khẩu/8.916 hộ tại 24/12 xã thiếu nước, cần được sự hỗ trợ nước sinh hoạt hằng ngày.
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận cho biết, để sống chung với hạn hán, thời gian qua tỉnh đã có nhiều dự án được triển khai, ứng phó một cách hiệu quả.
Ví dụ như dự án tái tạo nguồn nước kỹ thuật giữ nước mặt quy mô nhỏ, bền vững tại Chà Bang, xã Phước Nam (Thuận Nam). Trước đây vùng này hoang mạc hóa, không sản xuất được, tuy nhiên khi dự án triển khai đã tích được nước, chống xói mòn góp phần thay đổi môi trường sinh thái và duy trì, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng hạ lưu.
Ngoài ra còn có mô hình tưới tiết kiệm và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển diện tích trồng lúa nước sang trồng các cây nông nghiệp ngắn ngày, dài ngày sử dụng ít nước tưới như cỏ, đậu xanh, táo cho thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lúa. Xây dựng mô hình chăn nuôi thâm canh, bán thâm canh và chăn nuôi gắn với xây dựng đồng cỏ cũng đã góp phần trong việc chống hoang mạc hóa đối với vùng đất bán khô hạn như Ninh Thuận.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận