16/08/2012 09:35 GMT+7

"Niềm tin ánh sáng"

HOÀNG ĐIỆP
HOÀNG ĐIỆP

TT - Đều đặn hai lần/tuần với thời lượng 30 phút, chương trình phát thanh Niềm tin ánh sáng dành cho người khiếm thị được phát trên kênh VOV Đài Tiếng nói VN.

Kỳ 1: Kỳ 2: Kỳ 3:Kỳ 4:Kỳ 5:
LadNLQuC.jpgPhóng to

Nhà báo khiếm thị Hoàng Văn Lý đang tác nghiệp - Ảnh: H.Điệp

“Tôi làm được”

Ông Đào Soát, chủ tịch Hội Người mù VN, nhận xét: “Tôi thấy chương trình rất tốt với hội người mù, giúp hội tuyên truyền hoạt động và khát vọng của người mù, nâng cao nhận thức của người sáng mắt đối với người mù để họ giúp đỡ, chia sẻ với người mù nhiều hơn. Do phát trên sóng FM nên mới chỉ tập trung ở hai TP lớn là Hà Nội và TP.HCM, còn các tỉnh xa hơn thì khó nghe được. Tôi mong chương trình phát được vào giờ thích hợp (hiện phát vào lúc 13g-13g30 các ngày thứ ba, thứ bảy) và sóng rộng hơn để nhiều người nghe được”.

Hồng Minh, biên tập viên (BTV) phụ trách chương trình Niềm tin ánh sáng, kể về chương trình: Niềm tin ánh sáng được hoài thai ngay từ những ngày đầu thành lập trung tâm VOV. Nhưng phải đến giữa tháng 6-2008, chương trình đầu tiên mới được ra mắt thính giả. Với thời lượng 30 phút, chương trình được chia thành nhiều mục nhỏ: tin tức về hoạt động của hội người mù trên toàn quốc, người sáng mắt nói gì về người khiếm thị, phóng sự về gương cá nhân tiêu biểu là người khiếm thị và cuối cùng là tiết mục văn nghệ do chính người khiếm thị sáng tác, biểu diễn.

“Ra cả một chương trình, phát đều đặn hằng tuần nhưng chỉ có một mình tôi phụ trách mục, có đến 40% thông tin của chương trình là do những người khiếm thị thực hiện. Thậm chí có rất nhiều cộng tác viên thân thiết khi nhận bài của họ là tôi chỉ việc phát chứ không phải biên tập thêm một chút nào” - BTV Hồng Minh tự hào cho biết.

Có mặt tại nhà một “nhân vật” là người khiếm thị trên phố Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Văn Lý - cộng tác viên thân thiết của chương trình Niềm tin ánh sáng - đang làm phóng sự về người đàn ông mù mở lớp dạy trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng. Nhân vật này của Lý đã được báo về cho BTV Hồng Minh. Cái cặp to đeo trên vai, Lý bước xuống khỏi xe buýt, dò dẫm trên đường tìm đến căn nhà trong ngõ nhỏ Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội). Dò dẫm đặt tay lên nút chuông cửa, bước theo người đàn ông khiếm thị vào nhà. Người đàn ông mù này và công việc của ông là nội dung bài báo Lý sẽ viết.

Sáu đứa trẻ tự kỷ đang ngồi ngay ngắn bên bàn dùng bữa trưa. Khi có người lạ vào chúng đồng thanh: “Chúng cháu chào chú ạ!”. Giữ thái độ như người thân quen, Hoàng Văn Lý chìa micro và máy ghi âm ra sau khi đã yên vị bên chiếc bàn nhỏ: “Khi trả lời phỏng vấn đề nghị chú xưng tôi nhé, vì chú đang nói chuyện với hàng ngàn độc giả với nhiều lứa tuổi khác nhau chứ không phải nói chuyện với cháu đâu ạ”. Lý nói với người đàn ông khiếm thị tên Lê Đình Tuấn, người đã biến ngôi nhà mình thành lớp học và chăm sóc những trẻ tự kỷ như thế...

Những thính giả đặc biệt

PjEaXNTp.jpgPhóng to
Mời bạn vào tải ứng dụng Tuổi Trẻ dành cho smartphone và tablet sử dụng hệ điều hành Android đã có trên
Thật ra đối với người khiếm thị, chương trình phát thanh nào họ cũng có thể nghe được hết. Tuy nhiên, sự ra đời của Niềm tin ánh sáng đã giúp gần 1 triệu người mù trên toàn quốc tự tin rất nhiều. Ngay từ những buổi phát thanh đầu tiên đã có hàng trăm cuộc điện thoại của những thính giả đặc biệt gọi về. “Phần lớn người khiếm thị lớn tuổi trước đây rất mất tự tin và ít người có thu nhập ổn định. Bởi vậy họ cô đơn lắm. Có cái đài làm bạn, nhất là chương trình dành riêng cho người khiếm thị với chúng tôi thật như mở ra một cánh cửa khác đối với thế giới. Tôi được biết những người khiếm thị ở khắp nơi đã sống ra sao, làm việc như thế nào, họ tự tin hòa nhập với cộng đồng như thế nào. Tất cả những điều đó trước đây tôi đều không có được. Và hơn hết, thông qua chương trình, những người sáng mắt xung quanh không coi chúng tôi là những người vô tích sự, bỏ đi” - Nguyễn Đình Tuấn, một người khiếm thị ở Hà Nội, cho biết.

Cũng chính bởi là những người theo dõi chương trình chăm chú nhất, thế nên nếu chẳng may BTV sơ sểnh xảy ra một lỗi nào đó (đọc vấp, đọc nhầm, lẫn tạp âm) trong chương trình thì những độc giả đặc biệt sẽ gọi điện thoại đến ngay lập tức để góp ý.

Không chỉ có những bài báo do những người khiếm thị thực hiện mà BTV Hồng Minh còn có kho dữ liệu hàng trăm tác phẩm âm nhạc, kịch với sự thể hiện của người khiếm thị đã và đang phát trên đài. Chiếm 1/3 thời lượng của Niềm tin cuộc sống chính là những tiết mục văn nghệ do những người khiếm thị biểu diễn. Đó là những ca khúc do người khiếm thị sáng tác hoặc những ca sĩ khiếm thị không chuyên gắn bó với chương trình: “Những người có năng khiếu âm nhạc tự làm đĩa rồi gửi đến chương trình. Họ hát bằng giọng mộc, nói thật là hay hơn rất nhiều ca sĩ đang nổi đình nổi đám trên thị trường. Thực hiện chương trình này, tôi nhận thấy họ làm được nhiều việc hơn chúng ta tưởng rất nhiều” - BTV Hồng Minh thổ lộ.

Nhà báo khiếm thị

Bố bị mù bẩm sinh, Hoàng Văn Lý và em trai cũng bị mù như bố. “Nhưng ngay từ hồi còn học trong Trường Nguyễn Đình Chiểu, tôi đã tham gia viết nội san của trường và mơ ước có ngày được trở thành nhà báo” - chàng trai cao lớn có gương mặt chữ điền cương nghị kể về việc nuôi dưỡng đam mê với nghiệp báo chí như vậy.

“Khi tốt nghiệp THPT, nộp đơn thi vào Trường đại học KHXH&NV cũng không phải là điều đơn giản” - Lý nói. Bởi đây là một công việc khá đặc thù, phải di chuyển nhiều, xử lý nhanh và hơn hết nó quá khó khăn dành cho một người khiếm thị. Tác phẩm đầu tiên mà Lý viết sau khi trở thành sinh viên khoa báo chí đó là bài viết về tấm gương vượt khó để học tập của anh Đức, một người mù hai mắt, hỏng hai tay mà đọc được chữ nổi bằng... môi. Bài được đăng trên tạp chí chuyên ngành của hội, sau lại được một bạn học cùng lớp viết lại đăng ở một tờ báo có lượng phát hành khá lớn khiến Lý biết rằng sự cảm nhận của anh đối với các câu chuyện, đề tài báo chí là rất tốt.

Tốt nghiệp ĐH và yên bề gia thất với một người vợ cũng bị kém mắt, dù được nhận vào Hội Người mù Q.Hoàn Kiếm để làm việc nhưng Lý vẫn không ngừng nuôi ước mơ làm nhà báo: “Năm 2008, kênh VOV giao thông mở ra chuyên mục Niềm tin ánh sáng, một chương trình dành riêng cho người khiếm thị, tôi trở thành cộng tác viên thường xuyên của chương trình với đều đặn mỗi tuần có 1-2 bài phóng sự và chân dung nhân vật”.

Nếu một nhà báo thực hiện bài viết của mình vất vả một thì Lý vất vả mười. “Đương nhiên là tôi chỉ phù hợp với việc làm báo phát thanh, bởi nếu làm báo giấy thì phải nhờ người khác chụp ảnh”. Nuôi đam mê báo chí, Lý tự sắm micro, ghi âm và cài phần mềm máy tính dành cho người khiếm thị vào máy để tự viết lời bình. “Để phát được trên đài, tôi phải nghe và thuộc từng lời của nhân vật để biết cắt đi những từ nào”. Đối với một tác phẩm phát thanh, chỉ có phần đọc lời bình là Lý không làm được, còn lại tất cả các công đoạn cho một sản phẩm báo chí phát thanh anh đều tự mày mò thực hiện.

HOÀNG ĐIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên