Phóng to |
Tuy nhiên, không phải ai cũng được tạo hóa ban tặng một mái tóc đẹp và nhu cầu làm đẹp tóc là nhu cầu hết sức chính đáng và cần thiết. Do đó, việc làm đẹp tóc bằng cách nhuộm đổi màu tóc sẽ rất phù hợp trong những trường hợp sau:
- Khi tóc bị bạc nhiều thì việc nhuộm tóc đen lại sẽ giúp trông bạn trẻ hơn. Nhu cầu này thường xuất hiện ở những người có tuổi.
- Khi có màu mắt và màu da sáng thì việc thay đổi màu tóc từ đen sang vàng kim hoặc đồng sáng hoặc hạt dẻ... sẽ giúp chúng ta trông hợp thời trang và ấn tượng hơn. Nhu cầu này thường gặp ở những bạn trẻ.
Như vậy nhuộm tóc là một nhu cầu hết sức thiết thực. Chúng ta nên nắm được những kiến thức cơ bản về nhuộm tóc, đặc biệt là các tác hại của nó, nhằm hạn chế nguy cơ khi sử dụng dịch vụ này.
Nhuộm tóc có nhiều loại: “nhuộm dần dần” (tóc sậm màu dần), “nhuộm tạm” (màu nhuộm bị mất đi sau 1 lần gội), “nhuộm lâu” (màu nhuộm bị mất đi sau 4 - 6 lần gội hoặc lâu hơn), “nhuộm luôn” (không mất màu khi gội đầu).
Kiểu “nhuộm luôn” gây tổn thương tóc nhiều nhất bởi vì các hạt màu trong loại thuốc nhuộm này có kích thước rất lớn, chúng chen lấn vào thân sợi tóc và vướng luôn ở trong đó. Trước khi nhuộm màu cho tóc thì thuốc nhuộm còn có tác dụng tẩy màu cũ của các sợi tóc. Trong quá trình tẩy màu, oxygen của chất sừng sợi tóc sẽ bị phóng thích ra khỏi sợi tóc, dẫn đến sợi tóc bị mỏng lại, xốp hơn và dễ bị chẻ, bị gãy.
Nếu nhuộm tóc thành màu càng sáng thì trong quá trình nhuộm tóc sẽ bị tẩy màu càng nhiều. Do đó nhuộm tóc màu càng sậm thì tóc càng ít bị tổn hại. Trong đó đỏ, vàng, xanh là các màu sáng; nâu, xám, đen là các màu tối.
Thuốc nhuộm thường chứa những thành phần sau: p-phenylenedamine (PPD), toluene-diaminesulphate (TDS), resorcinol (RES), aminoazobenzene, xylidine, aminophenol. Các thành phần này thường gây ra các tác hại sau đây cho người sử dụng:
- Tóc khô, mất bóng và dễ gãy
- Rụng tóc
- Viêm chân tóc (các nốt đỏ ở chân tóc, rất ngứa)
- Viêm da tiếp xúc (các mảng đỏ da, tróc vảy, phù nề, nổi mụn nước… ở những vùng da tiếp xúc thuốc nhuộm
- Viêm da dị ứng (tổn thương tương tự viêm da tiếp xúc nhưng lan rộng ra ở cả những vùng da không tiếp xúc thuốc nhuộm như trán, cổ, mí mắt, mặt)
- Tăng hoặc giảm sắc tố da đầu
- Nguy hiểm nhất là nguy cơ gây ung thư khi tiếp xúc thuốc nhuộm (ung thư bàng quan, ung thư hệ tạo máu, u não-màng não-thần kinh thính giác…). Nguy cơ này càng gia tăng khi thuốc nhuộm càng sậm màu.
Tuy nhiên không phải vì những tác hại trên mà chúng ta dè dặt đối với việc sử dụng dịch vụ thay đổi màu sắc tóc. Chúng ta nên áp dụng những điều sau đây khi nhuộm tóc nhằm hạn chế tối đa các tác hại có thể xảy ra:
- Dùng loại thuốc nhuộm quen dùng, có uy tín, có thành phần từ thiên nhiên thì tốt hơn
- Khoảng cách giữa 2 lần nhuộm không quá gần nhau, ít nhất là 6 tháng
- Tránh để thuốc nhuộm chạm vào chân tóc
- Dùng găng tay khi nhuộm hoặc cắt tóc nhuộm
- Gội đầu bằng dầu gội có thành phần dưỡng ẩm cho da và tóc
- Chỉ dùng dầu xả cho phần ngọn tóc
- Thỉnh thoảng hấp dầu cho tóc
- Chống nắng cho da đầu và tóc: đội nón sậm màu, che phủ tóc khi đi nắng
- Điều tiết chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận