Phóng to |
Ảnh: tallahasseemagazine.com |
Tuy nhiên, hãy biết kiềm chế cảm xúc bởi bạn vẫn còn sự nghiệp dài phía trước. Dưới đây là những điều bạn nên tránh khi bị sa thải:
Công khai đổ lỗi cho một người cụ thể
Với bạn bè thân thiết hoặc người thân, bạn có thể chia sẻ với họ nếu muốn đổ lỗi cho ai đó. Tuy nhiên với cả thế giới, chỉ đích danh một ai đó đã “chơi xấu” bạn chỉ khiến bạn trở thành một người thất bại và không ai muốn liên quan đến một một người thất bại như vậy cả.
Cư xử “cạn tình ráo nghĩa”
Có thể bạn không ưa sếp và cho rằng mình đã nghỉ làm ở công ty nên giờ có thể tha hồ “nói xấu” sếp với bất cứ ai mình gặp. Dù mối lương duyên của bạn và sếp đã (tạm) chấm dứt nhưng đừng vì thế mà cư xử kiểu “cạn tàu ráo máng”. Hãy nhớ quy tắc “Nếu bạn không thể nói điều tốt đẹp về ai đó, tốt hơn hết là không nói gì”. Hãy làm theo nó và bạn sẽ không cảm thấy hối hận sau này.
Khiến mọi người thương hại bạn
Tất nhiên, bạn có quyền chia sẻ cảm xúc buồn bã, giận dữ của mình khi bị sa thải. Nhưng dù sao đó cũng là chuyện đã rồi, cứ lặp đi lặp lại chuyện bạn làm việc tốt ra sao nhưng lại bị đối xử không ra gì chỉ khiến bạn càng thêm đáng thương. Bạn hi vọng nhận được sự cảm thông của mọi người nhưng rốt cuộc chỉ làm những người ủng hộ dần rời xa bạn. Họ sẽ lắc đầu quay đi và không muốn liên quan đến một người luôn luôn tức giận, cay độc với chuyện đã qua.
Cho mọi người biết bạn phải ra đi vì tuổi tác
Khi chia sẻ với ai đó bạn bị sa thải vì đã “quá già”, bạn sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tìm việc tiếp theo của mình. Một người được đánh giá là “quá tuổi” ở một công ty có thể không được chào đón ở công ty khác. Hơn nữa, mọi người có thể nghĩ rằng không phải tuổi tác là lý do thật sự bạn bị sa thải mà do không đủ kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng bắt nhịp những công nghệ mới.
Trì hoãn quá trình tìm việc mới
Bạn không nên mặc định rằng tìm việc với mình là chuyện dễ dàng. Thay vào đó, hãy hành động ngay cho công cuộc tìm việc. Hãy chuẩn bị tài liệu, CV, bằng cấp để luôn sẵn sàng khi có cơ hội việc làm hoặc để giới thiệu bản thân với một vài người mới.
Cho mọi người biết bạn đang tìm việc
Điều này có vẻ đi ngược lại những lời khuyên bạn từng được nghe. Nhưng gặp ai cũng “khoe” rằng mình đang tìm việc không khiến mọi người sốt sắng tìm việc giúp bạn. Thay vào đó, bạn nên tập trung phát triển mối quan hệ nghề nghiệp một cách chuyên nghiệp. Trong các buổi gặp gỡ, hãy tự tin giới thiệu bản thân dựa trên kinh nghiệm bạn có và những giá trị bạn có thể mang lại cho nhà tuyển dụng. Nói cách khác, hãy là một người tìm việc chuyên nghiệp thay vì dán chữ “cần tìm việc” trên trán.
Phớt lờ các công cụ trực tuyến trong quá trình tìm việc và mở rộng mối quan hệ
Các mạng xã hội giúp bạn kết nối với những con người mới và trong số đó hẳn sẽ có người sẵn sàng giới thiệu những cơ hội việc làm cho bạn. Vì vậy hãy chăm chút cho các trang cá nhân của bạn để mọi người có thể dễ dàng nhận ra bạn và lĩnh vực bạn làm việc. Đảm bảo hoàn thành hồ sơ trên Linkedln và cân nhắc các mạng xã hội khác có thể giúp ích cho bạn.
Ngồi cả ngày trước máy tính
Khi thất nghiệp, bạn có thể ngồi trước máy tính cả ngày và nộp hồ sơ cho bất cứ vị trí nào tìm thấy. Tuy nhiên, không nên lạm dụng tìm việc qua mạng. Rất nhiều nhà tuyển dụng tìm người thông qua mối quan hệ quen biết và giới thiệu. Vì vậy bạn nên tận dụng các phương pháp tìm việc khác ngoài tìm việc trực tuyến.
Suy nghĩ tiêu cực khi mất việc
Đôi lúc mất việc lại là một cơ hội dành cho bạn. Hãy trung thực với bản thân: bạn có ghét công việc hiện tại và luôn mong muốn được làm một việc gì đó thật khác biệt? Có thể đã đến lúc bạn nên bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, hay bắt đầu biến sở thành của mình thành cơ hội đem lại thu nhập.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận