TTCT - Những bài toán nêu ra sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính không chỉ là với cơ quan công quyền, mà quan trọng hơn là làm sao đảm bảo dịch vụ công cho người dân đóng thuế. Trụ sở UBND xã Thạch Hương (cũ) bị bỏ hoang sau khi sáp nhập vào xã Tân Lâm Hương. Ảnh: LÊ MINHÔng Bùi Quang Dương - phó giám đốc Sở Nội vụ Hà Tĩnh, một trong những địa phương sáp nhập nhiều đơn vị hành chính nhất trong ba năm qua - cho biết số lượng cán bộ phải nghỉ việc sau sắp xếp đông đã gây lo ngại về khả năng xảy ra khiếu kiện khiếu nại.Dư người, dư trụ sởVì thế, chính quyền tỉnh đã thận trọng và chặt chẽ hết sức trong quá trình sắp xếp lại cả các đơn vị hành chính lẫn nhân sự tương ứng. "Hà Tĩnh thực hiện quy trình nhân sự 5 bước, gồm đánh giá phân loại cán bộ; tổ chức đánh giá cán bộ tại nơi công tác; cơ quan cấp trên đánh giá cán bộ theo ngành dọc; ban tổ chức, phòng nội vụ cấp huyện đánh giá năng lực cán bộ; sau đó trình ban thường vụ cấp huyện xét duyệt. Tất cả các quy trình này được triển khai đồng bộ, để vừa chọn ra những cán bộ ưu tú nhất tiếp tục phục vụ nhân dân, vừa hạn chế được những khiếu nại trong quá trình lựa chọn cán bộ" - ông Dương nói.Theo ông Dương, sau gần 2 năm Hà Tĩnh thực hiện sáp nhập xã phường, chi ngân sách đã giảm; các xã phường sau sáp nhập có thêm không gian phát triển, thu hút các dự án đầu tư, kết nối giao thông vùng.Thực hiện sắp xếp lại các đơn vị hành chính giai đoạn 2019 - 2020, toàn tỉnh dôi dư 787 cán bộ công chức và hơn 1.000 người hoạt động không chuyên trách. Tỉnh đã luân chuyển cán bộ dôi dư từ xã lên huyện, điều động cán bộ từ xã này sang xã khác, đến nay đã sắp xếp được 389 cán bộ và 398 công chức, hiện còn 159 người đang dôi dư.Đối với trụ sở dôi dư, trong quá trình sáp nhập xã, phường, Hà Tĩnh có 1.077 cơ sở nhà đất phải sắp xếp, xử lý: 880 trụ sở, cơ sở nhà đất được giữ lại; 39 cơ sở chuyển mục đích, công năng; 8 cơ sở giao cho địa phương quản lý; và 150 cơ sở được lên phương án bán tài sản trên đất… Tuy nhiên, hiện vẫn còn hàng loạt cơ sở bỏ hoang vì vướng một số chính sách chưa thể xử lý.Việc sáp nhập cũng đã gây ra những xáo trộn không thể tránh khỏi. Người dân phải thay đổi thông tin trên giấy tờ tùy thân. Số lượng trạm y tế giảm xuống khiến người dân phải đi lại xa hơn khi cần khám bệnh hay thực hiện các giao dịch hành chính tại trụ sở xã mới.Sáp nhập cơ học ảnh hưởng tới dịch vụ côngHà Tĩnh sau hai năm thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã đã tiết kiệm được ngân sách và tinh giản được bộ máy, nhưng việc đơn giản vẽ lại các địa giới hành chính và sáp nhập cơ học đã tạo ra những vấn đề mới với dịch vụ công.Tháng 1-2020, xã Tân Lâm Hương (huyện Thạch Hà) được hình thành từ ba xã Thạch Tân, Thạch Lâm và Thạch Hương. Ông Nguyễn Văn Ninh, chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương, cho biết toàn xã sau sáp nhập có hơn 18.000 dân. Bộ máy chính quyền của ba xã cũ từ hơn 60 cán bộ, công chức, và nhân viên bán chuyên trách giảm còn 30 cán bộ và 6 nhân viên bán chuyên trách.Sau sáp nhập, diện tích rộng hơn nên người dân các xã cũ di chuyển đến trụ sở xã mới sẽ xa hơn. Trước đây người dân xã Thạch Hương đau ốm di chuyển đoạn đường ngắn thì đến trạm y tế cũ, nay người dân phải đi đoạn đường xa hơn mới tới trạm y tế mới, gây khó khăn, nhất là với người già, vốn cũng là dân cư chính của các vùng nông thôn.Trong quá trình sáp nhập xã phường, công tác sắp xếp đội ngũ cán bộ tại các trạm y tế xã được quan tâm. Đây là ngành nghề đặc thù, vì vậy việc cân đối đội ngũ này rất được coi trọng, nhằm đảo bảo quyền lợi cho người dân trong quá trình khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu."Đơn cử tại xã Tân Lâm Hương, trước khi sáp nhập ba xã có 17 cán bộ nhân viên y tế, sau sáp nhập xã này còn 12 cán bộ, nhân viên. Có năm nhân viên được điều chuyển sang các địa phương khác để đảm bảo con số theo quy định, những người được điều chuyển vì sau sáp nhập trùng vị trí", một lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà cho biết.Lại nữa, việc sáp nhập làm nảy sinh một số vấn đề chính sách. Xã Thạch Hương cũ trước khi chưa sáp nhập thuộc diện xã miền núi, sau sáp nhập không còn trong danh sách ưu tiên - ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách, quyền lợi của người dân.Ông Ninh còn cho rằng các xã sau sáp nhập công việc tăng nhưng thu nhập không tăng. Ngân sách chi thường xuyên ở các xã được cào bằng, trong khi đó các xã sau sáp nhập có diện tích, dân số lớn hơn nhiều các xã không nằm trong diện sáp nhập. Từ đó đề xuất cấp trên cần có cơ chế phù hợp đối với những địa phương sau sáp nhập, đảm bảo đời sống cán bộ ổn định để thực hiện tốt nhiệm vụ.■ Tags: Trụ sở UBND xãSở Nội vụHà TĩnhTrụ sở xã dư dôi sau sáp nhậpĐơn vị hành chínhSáp nhập
Phó bí thư thường trực Nguyễn Thanh Nghị: Sẽ chung sức để TP.HCM ngày càng phát triển TIẾN LONG 25/01/2025 Ngay sau khi được trao quyết định, tân Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Nghị phát biểu nhận nhiệm vụ.
Ông Nguyễn Thanh Nghị làm Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM VIỄN SỰ 25/01/2025 Ông Nguyễn Thanh Nghị - ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng - làm Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM.
Ông Vũ Hồng Văn làm Bí thư Đồng Nai HÀ MI 25/01/2025 Ông Vũ Hồng Văn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai.
Ngoại trưởng Mỹ: Quan hệ Việt - Mỹ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế DUY LINH 25/01/2025 Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định như vậy trong cuộc điện đàm đầu tiên với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tối 24-1.