07/05/2004 05:49 GMT+7

Những trang viết về Điện Biên của Nguyễn Huy Tưởng

Theo SGGP
Theo SGGP

"Điện Biên lẫn lộn giữa hoang vu và bàn tay người, giữa gian khổ và cố gắng, giữa hỗn độn và tổ chức, giữa chiến tranh và xây dựng, giữa cái cổ sơ (trâu bò, lợn rông) và cái khoa học (máy cày, điện), giữa cái đang lùi và cái đang lên, giữa cái nghèo nàn túng thiếu và cái tương lai đầy triển vọng, tất cả đều ở trong một sự hỗn độn, ngổn ngang, chờ đợi, vươn lên..."

ihQdtMLb.jpgPhóng to
"Điện Biên lẫn lộn giữa hoang vu và bàn tay người, giữa gian khổ và cố gắng, giữa hỗn độn và tổ chức, giữa chiến tranh và xây dựng, giữa cái cổ sơ (trâu bò, lợn rông) và cái khoa học (máy cày, điện), giữa cái đang lùi và cái đang lên, giữa cái nghèo nàn túng thiếu và cái tương lai đầy triển vọng, tất cả đều ở trong một sự hỗn độn, ngổn ngang, chờ đợi, vươn lên..."

Những cảm nhận trên đây của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trích nhật ký của ông ghi ngày 22-8-1958, tức hơn 4 năm sau ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, trong chuyến đi thực tế dài hơn 4 tháng cùng một số bạn văn. Chính những trang nhật ký ghi lại hiện thực Điện Biên đầy sinh động ngày ấy đã giúp nhà văn viết nên cuốn tiểu thuyết Bốn năm sau.

Giờ đây, đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, con trai của nhà văn - anh Nguyễn Huy Thắng, đã thực hiện phân di cảo và phối hợp với Công ty Văn hóa Phương Nam cho in lại tập Những trang viết về Điện Biên của Nguyễn Huy Tưởng.

Phần chính trong tập sách là cuốn tiểu thuyết Bốn năm sau kể về những chiến sĩ trong quá trình xây dựng lại Điện Biên ngổn ngang sau chiến tranh và những bi kịch trong cuộc sống riêng tư của họ.

Đọc phần nhật ký dài gần 150 trang in của Nguyễn Huy Tưởng và sau đó đọc cuốn tiểu thuyết Bốn năm sau của ông, bạn đọc có thể thấy được mối liên hệ rất thú vị giữa một bên là những ghi chép ngắn gọn súc tích mang nét chấm phá và một bên là những trang văn giàu hình ảnh và ngôn ngữ đối thoại rất chân thật, sinh động.

Nội dung chính của cuốn tiểu thuyết là câu chuyện về cô bé Ngàn lạc trong bom đạn và được bộ đội cứu sống. Tình cờ 4 năm sau chiến tranh, cô bé gặp lại Doan, người chiến sĩ 4 năm trước. Mẹ của cô vì muốn đền đáp công ơn của người đã cứu con mình nên muốn gả cô cho anh chiến sĩ này. Tuy nhiên, Doan không thể nhận lời vì anh đã có vợ ở hậu phương, cho dù lúc ấy anh rất buồn khi biết tin vợ anh đã theo người khác. Doan muốn mối mai Ngân cho Cường, bạn anh, một người chiến sĩ trung thực và trong sáng. Tuy nhiên, sau đó, Cường bị dính mìn và trở thành phế binh. Mối tính của anh với cô gái Điện Biên chỉ còn trong tâm tưởng...

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên, đọc lại những trang viết về Điện Biên ngày ấy của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, chúng ta như được sống lại với những hình ảnh sinh động của miền đất lịch sử này.

Theo SGGP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên