Bệnh ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt chung và năng suất công việc. Theo nhiều đánh giá, bệnh xương khớp ngày càng có xu hướng “trẻ hóa”. Nếu trước đây, bệnh về xương khớp thường được gắn với nhóm người cao tuổi thì ngày nay, nhiều bệnh nhân gặp các tình trạng về cơ xương khớp ngay khi còn là sinh viên.
Bên cạnh phác đồ điều trị riêng cho bệnh, những người đang bị bệnh xương khớp cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học, đảm bảo sức khỏe chung và cần hạn chế những thực phẩm khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
1. Hạn chế thực phẩm chứa muối
Khi càng ăn nhiều muối, cơ thể càng đào thải nhiều canxi qua thận. Canxi là yếu tố quan trọng cho xương khỏe mạnh, nếu xương bị mất canxi sẽ trở nên yếu, dễ gãy hơn, gia tăng nguy cơ loãng xương. Thực phẩm như bánh mì, pho mát, khoai tây chiên và thịt nguội có giá trị muối cao nhất.
Người bệnh xương khớp không cần phải cắt bỏ hoàn toàn muối, nhưng chỉ nên tiêu thụ ít hơn 2.300mg natri mỗi ngày.
Đặc biệt, một người vừa bị xương khớp, vừa bị huyết áp cao thì càng nên tránh xa các thực phẩm nhiều muối.
2. Hạn chế tiêu thụ rượu bia, nước ngọt, các thực phẩm chứa đường và cafeine
Nước ngọt, bánh ngọt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe xương của chúng ta, làm giảm mật độ khoáng xương và tăng nguy cơ gãy xương. Tiêu thụ nhiều đồ ngọt còn khiến chúng ta tăng cân mất kiểm soát, gây áp lực cho khung xương và các khớp. Trọng lượng lớn càng khiến cho các cơn đau nhức trở nên tồi tệ hơn.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMC Musculoskeletal Disorders vào tháng 10 năm 2016 cho thấy việc tiêu thụ caffeine cũng góp phần làm giảm mật độ xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Caffeine làm mất dần lượng canxi từ xương, làm giảm sức mạnh của xương.
Khi kết hợp với thực phẩm có đường, caffeine có thể có tác động lớn hơn đến sức khỏe xương của chúng ta, đặc biệt là các phụ nữ sau mãn kinh.
Vì vậy, để tuân theo một chế độ ăn uống ngăn ngừa loãng xương, hãy uống trà hoặc nước lọc, và hạn chế tiêu thụ thực phẩm có đường, đặc biệt là những thực phẩm có chứa cả đường lẫn caffeine, chẳng hạn như sôcôla.
Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu được công bố trên BMJ Open vào tháng 10 năm 2015, những phụ nữ khỏe mạnh, tuổi từ 19 đến 30, uống nhiều rượu có điểm mật độ xương thấp hơn những người không uống. Rượu có thể góp phần làm giảm khối lượng xương, giảm sự hình thành xương, tăng tỉ lệ gãy xương và làm chậm quá trình chữa lành xương.
3. Hạn chế một số thực phẩm họ đậu
Về cơ bản, đậu rất giàu magiê, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác, rất tốt cho việc ngăn ngừa loãng xương (và sức khỏe nói chung). Nhưng trong một số trường hợp, thực phẩm họ đậu như đậu pinto (đậu cúc), đậu xanh và đậu Hà Lan chứa nhiều chất phytate có thể ngăn cơ thể hấp thụ canxi.
Mặc dù vậy, bệnh nhân mắc bệnh xương khớp không cần phải tránh chúng hoàn toàn. Đơn giản chỉ cần giảm mức phytate bằng cách ngâm đậu trong nước một vài giờ trước khi nấu chúng trong nước ngọt là được.
4. Thịt đỏ
Ăn quá nhiều protein động vật cũng có thể làm mất canxi từ xương. Vì vậy nếu bị loãng xương hoặc mắc bệnh về cơ xương khớp, bạn nên giới hạn tiêu thụ thịt đỏ 2 lần/tuần.
5. Thực phẩm dễ gây viêm và rau bina
Các loại rau quả như cà chua, nấm, ớt, khoai tây trắng và cà tím, có thể gây viêm xương, dẫn đến loãng xương.
Tuy nhiên, những loại rau này chứa các vitamin và khoáng chất khác tốt cho sức khỏe. Vì vậy, giống như đậu, bệnh nhân không nên tránh hoàn toàn chúng mà chỉ nên ăn ở mức vừa phải, đảm bảo cung cấp đủ từ 1.000 đến 1.200mg canxi mỗi ngày.
Riêng đối với rau cải bina, để nhận đủ lợi ích sức khỏe khác của loại rau này (đồng thời giúp ngăn ngừa loãng xương), nên cân bằng chúng với các loại thực phẩm có chứa canxi mà cơ thể dễ hấp thụ. Chẳng hạn, nếu ăn quá nhiều rau bina, các oxalat sẽ ngăn cơ thể hấp thụ canxi từ rau bina, nhưng nếu cho một ít pho mát vào, cơ thể chúng ta có thể hấp thụ canxi từ pho mát.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận