Không có sự cân bằng về canxi
Hầu hết các viên sỏi thận đều chứa canxi, chính vì vậy nhiều người đã loại bỏ canxi ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày. Điều này hoàn toàn không đúng, đó là tư duy cũ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Y Harvard năm 2013, những người tiêu thụ vừa đủ canxi sẽ ít bị sỏi thận hơn những người có chế độ ăn ít canxi. Bác sĩ Mantu Gupta, chủ tịch khoa tiết niệu tại bệnh viện Mount Sinai St. Luke's cũng tiếp tục giải thích rằng, chế độ ăn nghèo canxi giúp tăng hấp thu oxalate tại ruột, dẫn đến tăng oxalate niệu, kết quả cuối cùng là sỏi hình thành. Vì thế sự cân bằng canxi trong chế độ ăn uống là điều quan trọng cần lưu ý để phòng tránh sỏi thận.
Ăn quá nhiều salad với nguyên liệu là các loại rau chứa nhiều Oxalat
Ăn salad với mong muốn da đẹp, dáng xinh nhưng cuối cùng bạn vẫn phải đi khám tiết niệu? Một lần nữa, nguyên nhân vẫn là Oxalat. Các loại rau thường được sử dụng để làm salad như rau chân vịt, xà lách, củ dền đỏ, rau đại hoàng… đều chứa hàm lượng lớn oxalate, là tác nhân chính gây ra sỏi.
Tất nhiên, rau xanh vẫn luôn rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể lựa chọn những loại rau phù hợp hơn để thay thế như: súp lơ, ớt chuông đỏ, bắp cải, măng tây…
Chế độ ăn nhiều muối
Muối cũng là một trong những tác nhân gây sỏi thận. Khi lượng natri trong cơ thể tăng có thể gây ra sự gia tăng lượng canxi trong hệ bài tiết. Bác sĩ tiết niệu Brian Stork, phát ngôn viên của Hiệp hội Tiết niệu Mỹ cho biết, sự gia tăng canxi trong nước tiểu làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Các chuyên gia khuyến cáo, nên hạn chế tiêu thụ muối xuống mức 2.300 mg/ngày. Những người bị huyết áp cao thì nên hạn chế xuống mức 1.500 mg/ ngày.
Không thường xuyên sử dụng trái cây họ cam chanh
Bạn có nhớ lần cuối cùng mình uống nước cam, nước chanh là khi nào không? Nếu bạn không nhớ nổi thì đây là lý do để bạn tăng lượng tiêu thụ nước cam, nước chanh của mình đấy! Vì trái cây họ cam chanh có chứa citrate, đây là một trong những thành phần giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận và giảm kích thước sỏi đối với người đang bị sỏi thận – Tiến sĩ Gupta chia sẻ.
Ăn quá nhiều thịt
Ăn nhiều thịt đỏ, thịt gia cầm sẽ gia tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Theo một nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí Dinh Dưỡng đã chỉ ra rằng, những người ăn chay và ăn cá có nguy cơ bị sỏi thận thấp hơn 30% - 50% so với những người ăn khoảng 100gr thịt mỗi ngày.
Những người có sở thích uống trà đá
Một báo cáo năm 2015 trên Tạp chí Y học New England về một người đàn ông 56 tuổi bị suy thận sau khi uống quá nhiều trà đá đã gây sốc. Trà đen (một trong những loại trà phổ biến ở Mỹ) là đồ uống có hàm lượng oxalate cao, chất này sẽ kết hợp với canxi trong nước tiểu và dần hình thành sỏi.
Nếu bạn đã bị sỏi thận trước đó, hãy sử dụng trà hợp lý, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng trà bạn có thể dung nạp vào trong cơ thể.
Yếu tố di truyền
Cũng giống như béo phì hoặc tiểu đường, sỏi thận cũng có yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ bạn bị sỏi thận thì nguy cơ bạn cũng bị sỏi thận rất cao. Vì vậy cần có chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế sỏi thận hình thành.
Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát
Đối với những đối tượng bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì các vi khuẩn sẽ làm tăng lượng amoniac, tăng độ pH tạo điều kiện thuận lợi cho phốt pho, magie và amon kết tủa tọa ra sỏi struvite. Chưa hết, với trường hợp này còn dễ gây lên tình trạng nhiễm trùng tiết niệu mạn tính, kéo dài.
Sử dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Thuốc năm 2010, những người thường xuyên sử dụng thuốc nhuận tràng có nguy cơ mắc sỏi thận rất cao. Thuốc nhuận tràng có tác dụng phụ là cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và làm mất cân bằng điện giải, có mối liên quan đến sỏi thận.
Mắc bệnh viêm đường ruột
Còn nghiên cứu được công bố trên Tạp chí quốc tế về bệnh thận năm 2013 phát hiện những người mắc bệnh viêm đường ruột thường có nguy cơ cao bị sỏi thận hơn. Trong đó, những người có bệnh Crohn (viêm đường ruột) và viêm loét đại tràng là đối mặt nguy cơ cao nhất.
Béo phì
Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Tiết niệu năm 2011, phụ nữ béo phì có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn 35% so với những người có thân hình bình thường. Các nhà nghiên cứu không chắc lý do, tuy nhiên sự thay đổi độ pH trong nước tiểu, gây lắng đọng các chất khoáng tại thận là nguyên nhân hình thành sỏi thận.
Sỏi đài thận, bể thận, sỏi niệu quản, bàng quang rất dễ tái phát. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thận có thể mất chức năng không hồi phục. Với gần 20 năm có mặt trên thị trường, thế hệ mới thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang F chứa hàm lượng lớn tinh chất Kim tiền thảo thu được bởi công nghệ chiết – cô chân không hiện đại. Do hàm lượng dược chất cao, thuốc có tác dụng bào mòn sỏi mạnh, kể cả những viên sỏi to, sỏi nằm ở sâu trong đài, kẽ thận.
Thuốc cốm Sirnakarang F ngăn ngừa hình thành sỏi từ đầu, bào mòn, tan sỏi cũ, ngăn ngừa tái phát sỏi thận, sỏi đường tiết niệu hiệu quả.
Thuốc cốm Sirnakarang F dạng cốm, dễ uống, dễ hấp thu, hiệu quả điều trị cao, giúp bào mòn và tan sỏi nhanh.
Thuốc cốm Sirnakarang F – Thuốc cốm trị hiệu quả sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang.
Liệu trình điều trị: Uống liên tục từ 1-2 tháng tùy theo kích thước sỏi, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói, hòa tan 1 gói trong khoảng 200ml nước ấm. Uống nhiều nước để phát huy hiệu quả điều trị của thuốc.
Thuốc cốm Sirnakarang F được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.
Nhà sản xuất: Công ty Cổ Phần Dược Hà Tĩnh
Điện thoại tư vấn: (024) 3990 6195 - 3668 6226
Website: http://soithan.vn
Số GPQC: 0392/2018/XNQC/QLD
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận